Lý thuyết vương quốc Chăm-pa Lịch sử 6 Cánh diều
Lý thuyết vương quốc Chăm-pa Lịch sử 6 Cánh diều ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu
BÀI 18: VƯƠNG QUỐC CHĂM PA
1. Sự thành lập và quá trình phát triển
Lược đồ Vương quốc Chăm-pa (thế kỉ II đến X)
- Cuối thế kỷ II, nhân dân Tượng Lâm giành độc lập, giành quyền tự chủ, lập nước Lâm Ấp.
- Về sau, Lâm Ấp tiếp tục mở rộng lãnh thổ về phía Nam, kéo dài đến Ninh Thuận, Bình Thuận ngày nay.
- Khoảng thế kỉ VII, tên nước đổi thành Chăm-pa.
- Từ sau thế kỉ X, Chăm-pa tiếp tục phát triển và từng bước được sáp nhận trở thành một bộ phận của đất nước Việt Nam.
2. Hoạt động kinh tế và tổ chức xã hội
- Những nét chính về kinh tế nhà nước Chăm-pa:
+ Sử dụng công cụ sắt, dùng trâu bò kéo cày.
+ Trồng lúa nước, hai vụ/năm; Làm ruộng bậc thang.
+ Trồng các loại cây ăn quả, cây công nghiệp.
+ Khai thác lâm thổ sản, làm đồ gốm, đánh cá, buôn bán.
- Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Chăm-pa:
3. Một số thành tựu văn hóa
- Từ thế kỉ IV, cư dân Chăm-pa đã sáng tạo ra chữ viết riêng, gọi là chữ Chăm cổ.
- Cư dân Chăm-pa thờ tín ngưỡng đa thần và du nhập các tôn giáo từ bên ngoài (Phật giáo, Hin-đu giáo...)
- Xây dựng nhiều đền, tháp thờ thần, phật như: Thánh địa Mỹ Sơn, Phật viện Đồng Dương.
- Lễ hội và các sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo gắn liền với đời sống hiện thực.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Lý thuyết vương quốc Chăm-pa Lịch sử 6 Cánh diều timdapan.com"