Lý thuyết về sắt (Fe)

Sắt có Z = 26 thuộc nhóm VIIIB, chu kì 4 của bảng tuần hoàn.


- Sắt có Z = 26 thuộc nhóm VIIIB, chu kì 4 của bảng tuần hoàn.

- Cấu hình electron của Fe : [Ar]3d64s2 ;       Fe2+ : [Ar]3d6   ;    Fe3+ : [Ar]3d5.

- Số oxi hóa : +2, +3.

- Tính chất vật lí : có màu trắng, hơi xám, dẻo, dễ rèn, nóng chảy ở nhiệt độ 1540oC,

   D = 7,9 g/cm3, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt, có tính nhiễm từ.

- Tính chất hóa học đặc trưng của sắt : Tính khử trung bình (tác dụng với oxi, lưu huỳnh, clo,nước, dung dịch axit, dung dịch muối).

Lưu ý: ở nhiệt độ thường, sắt không khử được nước nhưng ở nhiệt độ cao sắt khử hơi nước tạo ra hidro và oxit sắt

+ Với chất oxi hóa yếu :           Fe -> Fe2+ + 2e.

+ Với chất oxi hóa mạnh :       Fe -> Fe3+ + 3e.

+ Fe thụ động với H2SO4 và HNO­­3 đặc nguội.

- Trạng thái tự nhiên: 

+ Chiếm khoảng 5% khối lượng vỏ trái đất, đứng thứ hai trong các kim loại

+ Tồn tại chủ yếu ở dạng hợp chất như trong quặng sắt như: quặng manhetit (Fe3O4), quặng hemantit đỏ và nâu (Fe2O3); quặng xiderit (FeCO3), quặng pirit (FeS2)

+ Có mặt trong hemoglobin của máu, làm nhiệm vụ vận chuyển oxi, duy trì sự sống

+ Những khoáng thạch từ khoảng không của Vũ trụ rơi vào trái đất có chứa sắt tự do

Bài giải tiếp theo
Bài 1 trang 141 SGK Hóa học 12
Bài 2 trang 141 SGK Hóa học 12
Bài 3 trang 141 SGK Hóa học 12
Bài 4 trang 141 SGK Hóa học 12
Bài 5 trang 141 SGK Hóa học 12
Phương pháp giải một số dạng bài tập về sắt và hợp chất của sắt

Bài học bổ sung
Lý thuyết bài luyện tập tính chất hóa học của sắt và hợp chất của sắt

Video liên quan