Lý thuyết về mặt phẳng toạ độ

1. Mặt phẳng toạ độ


1. Mặt phẳng toạ độ 

Trên mặt phẳng, nếu hai trục \(Ox, Oy\) vuông góc và cắt nhau tại gốc \(O\) của mỗi trục số, thì ta gọi đó là hệ trục toạ độ \(Oxy.\)

\(Ox\) và \(Oy\) gọi là các trục toạ độ 

- Trục nằm ngang \(Ox\) gọi là trục hoành.

- Trục thẳng đứng \(Oy\) gọi là trục tung.

Giao điểm \(O\) gọi là gốc toạ độ. Mặt phẳng có hệ trục toạ độ \(Oxy\) gọi là mặt phẳng toạ độ \(Oxy.\)

2. Toạ độ của một điểm trong mặt phẳng toạ độ

- Trên mặt phẳng toạ độ, mỗi điểm \(M\) xác định một cặp số \(({x_0};{y_0})\). Ngược lại mỗi cặp số \(({x_0};{y_0})\) xác định vị trí của một điểm \(M.\)

- Cặp số \(({x_0};{y_0})\) gọi là toạ độ của điểm \(M\); \({x_0}\) là hoành độ và \({y_0}\) là tung độ của điểm \(M.\)

Bài giải tiếp theo
Bài 32 trang 67 SGK Toán 7 tập 1
Bài 33 trang 67 SGK Toán 7 tập 1
Bài 34 trang 68 SGK Toán 7 tập 1
Bài 35 trang 68 SGK Toán 7 tập 1
Bài 36 trang 68 SGK Toán 7 tập 1
Bài 37 trang 68 SGK Toán 7 tập 1
Bài 38 trang 68 SGK Toán 7 tập 1
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 1 - Bài 6 - Chương 2 - Đại số 7
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 2 - Bài 6 - Chương 2 - Đại số 7
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 3 - Bài 6 - Chương 2 - Đại số 7

Video liên quan