Lý thuyết Thời gian trong lịch sử Lịch sử và Địa lý 6 Kết nối tri thức với cuộc sống

Lý thuyết Thời gian trong lịch sử Lịch sử 6 Kết nối tri thức với cuộc sống ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu


BÀI 3: THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ

Mục 1

1. Vì sao phải xác định thời gian trong lịch sử?

- Lịch sử là những gì đã xảy ra trong quá khứ theo trình tự thời gian. Muốn hiểu và dựng lại lịch sử cần sắp xếp tất cả theo đúng trình tự của nó.

- Để đo đếm thời gian, ta cần biết cách tính. Từ xa xưa, các dân tộc đã sáng tạo ra nhiều cách tính thời gian khác nhau như : đo đồng hồ cát, đồng hồ nước, đồng hồ mặt trời.

 


Mục 2

2. Các cách tính thời gian trong lịch sử

- Từ xa xưa, con người đã nghĩ ra cách làm lịch. Người Ai Cập, Lưỡng Hà hay Trung Quốc cổ đại và một số dân tộc khác thì tính theo âm lịch, còn người La Mã và nhiều tộc người ở châu Âu ,… thì tính theo Dương lịch.

+ Âm lịch là hệ lịch được tính theo chu kì chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất.

+ Dương lịch là hệ lịch được tính theo chu kì chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.

- Về sau, dương lịch đã được hoàn chỉnh và thống nhất để các dân tộc đều có thể sử dụng, đó là Công lịch. Công lịch lấy năm ra đời của chúa Giê-su là năm đầu tiên của Công nguyên.

- Đồng thời có cách phân chia thời gian thành thập kỉ, thế kỉ, thiên niên kỉ như sau:

+ Một thập kỉ = 10 năm.

+ Một thế kỉ = 100 năm.

+ Một thiên niên kỉ =1000 năm.

 

- Hiện nay, ở Việt Nam, Công lịch được dùng chính thức trong các cơ quan và văn bản nhà nước, tuy nhiên âm lịch vẫn được phổ biến rộng rãi trong nhân dân. Vì vậy, trên tờ lịch đều in ngày, tháng, năm của cả hai loại lịch này.


ND Chính

Nội dung Chính:

- Vì sao phải xác định thời gian trong lịch sử?

- Cách tính thời gian trong lịch sử


Sơ đồ tư duy

Sơ đồ tư duy Thời gian trong lịch sử


 

Bài giải tiếp theo



Từ khóa phổ biến