Lý thuyết Sự chuyển hóa năng lượng KHTN 6 Cánh diều

Lý thuyết Sự chuyển hóa năng lượng KHTN 6 Cánh diều ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu


SỰ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG

I. Sự chuyển hóa năng lượng

- Trong mọi hoạt động đều có sự chuyển năng lượng từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác.

- Ví dụ: Khi nấu cơm bằng nồi điện, năng lượng điện chuyển thành nhiệt năng làm chín cơm.

II. Năng lượng hao phí

- Mọi quá trình có sự truyền năng lượng hoặc chuyển dạng năng lượng đều kèm theo năng lượng hao phí.

- Ví dụ: Khi đèn điện được bật sáng, năng lượng điện chuyển thành năng lượng ánh sáng và năng lượng nhiệt làm nóng bóng đèn. Khi đó, năng lượng ánh sáng là năng lượng có ích và năng lượng nhiệt là năng lượng hao phí.

III. Tiết kiệm năng lượng

Một số biện pháp tiết kiệm năng lượng:

- Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng.

- Sử dụng điện, nước sinh hoạt hợp lí.

- Tận dụng nguồn năng lượng thiên nhiên như: ánh sáng mặt trời, gió, …

- Tuyên truyền các biện pháp tiết kiệm năng lượng trong trường học, xóm, làng, …

IV. Bảo toàn năng lượng

Định luật bảo toàn năng lượng:

Năng lượng không tự sinh ra, không tự mất đi mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác.

Sơ đồ tư duy về sự chuyển hóa năng lượng - KHTN 6 - Cánh diều



Bài giải tiếp theo
Trả lời Câu hỏi 1 mục I trang 158 SGK KHTN 6 Cánh diều
Trả lời Vận dụng mục I trang 159 SGK KHTN 6 Cánh diều
Trả lời Luyện tập 1 mục III trang 159 SGK KHTN 6 Cánh diều
Trả lời Luyện tập 2 mục III trang 160 SGK KHTN 6 Cánh diều
Trả lời vận dụng mục III trang 160 SGK KHTN 6 Cánh diều