Lý thuyết sự chuyển biến về kinh tế-xã hội cuối thời nguyên thủy Lịch sử 6 Cánh diều

Lý thuyết sự chuyển biến về kinh tế-xã hội cuối thời nguyên thủy Lịch sử 6 Cánh diều ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu


BÀI 5: CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ, XÃ HỘI CUỐI THỜI NGUYÊN THỦY

1. Sự phát hiện ra kim loại và chuyển biến về kinh cuối thời nguyên thủy

- Quá trình phát hiện ra kim loại: Vào khoảng thiên niên kỉ IV TCN, người nguyên thủy đã phát hiện ra một loại nguyên liệu mới để chế tạo công cụ và vũ khí thay thế cho đồ đá. Đó là kim loại.

+ Vào khoảng 3500 năm TCN, Người Tây Á và người Ai Cập phát hiện ra đồng và dùng đồng đỏ.

+ Khoảng 2000 năm TCN, cư dân nhiều nơi đã biết dùng đồng thau

+ Khoảng cuối thiên nhiên kỉ I TCN, con người phát hiện ra sắt và bắt đầu chế tác các công cụ bằng sắt.

- Vai trò của kim loại đối với sản xuất và đời sống của con người cuối thời kì nguyên thủy.

Trong thị tộc, đàn ông dần đảm nhiệm những công việc nặng nhọc nên có vai trò lớn và trở thành chủ gia đình. Con cái lấy theo họ cha. Đó là gia đình phụ hệ. Một số gia đình có xu hướng tách khỏi công xã thị tộc, đến những nơi thuận lợi hơn để sinh sống. Công xã thị tộc dần bị thu hẹp.

Cùng với sự xuất hiện ngày càng nhiều của cải dư thừa, xã hội dần có sự phân hóa người giàu, người nghèo. Xã hội nguyên thủy dần tan rã. Loài người đứng trước ngưỡng cửa của xã hội có giai cấp và nhà nước.

2. Chuyển biến về xã hội cuối thời nguyên thủy

 

- Cùng với sự xuất hiện ngày càng nhiều của cải dư thừa, xã hội dần có sự phân hóa người giàu, người nghèo. Xã hội nguyên thủy dần tan rã. Loài người đứng trước ngưỡng cửa của xã hội có giai cấp và nhà nước.

- Ở phương Đông, cư dân thường quay quần gắn bó với nhau làm thủy lợi (đắp đê, đào kênh, mương,…), cùng sản xuất nông nghiệp. Mối quan hệ giữa người với người rất gần gũi, thân thiết.

3. Việt Nam cuối thời nguyên thủy

- Cuối thời nguyên thủy những chuyển biến về kinh tế Việt Nam gắn liền với các nền văn hóa tiêu biểu như Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun. Cụ thể:

+ Từ văn hóa Phùng Nguyên, người Việt cổ đã bắt đầu biết chế tác công cụ lao động bằng đồng đỏ và đồng thau.

+ Đến văn hóa Đồng Đậu, đặc biệt là văn hóa Gò Mun, công cụ bằng đồng thau nhiều hơn về số lượng và chủng loại. 

+ Cuối thời nguyên thủy, con người dần chuyển xuống khai phá khu vực đồng bằng ven những dòng sông lớn (sông Hồng, sông Mã, sông Cả (sông Lam),...)

Sơ đồ tư duy chuyển biến về kinh tế-xã hội cuối thời nguyên thủy

 

Bài giải tiếp theo



Từ khóa phổ biến