Lý thuyết phóng xạ

1. Phóng xạ là quá trình phân hủy tự phát của một hạt nhân không bền vững (tự nhiên hay nhân tạo).


1. Phóng xạ là quá trình phân hủy tự phát của một hạt nhân không bền vững (tự nhiên hay nhân tạo).

2. Số hạt nhân phân hủy của một nguồn giảm theo quy luật hàm số mũ:

                  N = N­0e-λt

Trong công thức trên, N là số hạt nhân chưa bị phân rã ở thời điểm t, N0 là sô hạt nhân chưa bị phân ra ở thời điểm ban đầu (t = 0), λ là hằng số phóng xạ.

- Đơn vị đo độ phóng xạ: becơren (Bq), curi (Ci).

- Chu kì bán rã:

                   T = \( \frac{ln2}{\lambda }=\frac{0,693}{\lambda }\)

3. Các loại phóng xạ

- Phóng xạ α: \(_Z^AX\xrightarrow{\alpha }_{Z - 2}^{A - 4}Y\)

- Phóng xạ β-: \(_Z^AX\xrightarrow{{{\beta ^ - }}}_{Z + 1}^AY\)

- Phóng xạ β+: \(_Z^AX\xrightarrow{{{\beta ^ + }}}_{Z - 1}^AY\)

- Phóng xạ ɣ: Phóng xạ ɣ thường xảy ra trong phản ứng hạt nhân, hoặc trong phóng xạ α, hay β-+.

* Đặc tính của quá trình phóng xạ:

- Là một quá trình biến đổi hạt nhân

- Là một quá trình tự phát và không điều khiển được

- Là một quá trình ngẫu nhiên

4. Ngoài các đồng vị phóng xạ có sẵn trong tự nhiên, người ta con chế tạo được nhiều đồng vị phóng xạ, gọi là đồng vị phóng xạ nhân tạo.

5. Định luật phóng xạ: Trong quá trình phân rã, số hạt nhân phóng xạ giảm theo thời gian theo định luật hàm số mũ.

Bài giải tiếp theo
Bài 1 trang 194 SGK Vật lí 12
Bài 2 trang 194 SGK Vật lí 12
Bài 3 trang 194 SGK Vật lí 12
Bài 4 trang 194 SGK Vật lí 12
Bài 5 trang 194 SGK Vật lí 12
Câu C1 trang 191 SGK Vật lý 12

Video liên quan