Lý thuyết ôn tập và bổ sung về giải toán

Ví dụ: Một người đi bô trung bình mỗi giờ đi được 4km ...


a) Ví dụ: Một người đi bộ trung bình mỗi giờ đi được 4km.

Bảng dưới đây cho biết quãng đường đi được của người đi bộ trong 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ:

Nhận xét: Khi thời gian gấp lên bao nhiêu lần thì quãng đường đi được cũng gấp lên bấy nhiêu lần.

b) Bài toán: Một ô tô trong 2 giờ đi được 90km. Hỏi trong 4 giờ ô tô đó đi được bao nhiêu ki-lô-mét?

Tóm tắt:

2 giờ : 90km

4 giờ : ...km ?

Bài giải:

Cách 1: 

Trong 1 giờ ô tô đi được là:

             90 : 2 = 45 (km) (*)

Trong 4 giờ ô tô đi được là:

             45 × 4 = 180 (km)

                                  Đáp số: 180km.

(*) Bước này là bước "rút về đơn vị".

Cách 2:

4 giờ gấp 2 giờ số lần là:

             4 : 2 = 2 (lần)

Trong 4 giờ ô tô đi được là:

             90 × 2 = 180 (km)

                                  Đáp số: 180km.

(*) Bước này là bước "tìm tỉ số".

Chú ý: Khi làm bài, học sinh có thể giải bài toán bằng một trong hai cách trên.

Bài giải tiếp theo



Từ khóa phổ biến