Lý thuyết ôn tập: Khái niệm về phân số

Mọi số tự nhiên đều có thể viết thành phân số có mẫu số là 1.


Lý thuyết ôn tập: Khái niệm về phân số.

\(\dfrac{2}{3}\); \(\dfrac{5}{10}\); \(\dfrac{3}{4}\); \(\dfrac{40}{100}\) là các phân số.

Chú ý:

1) Có thể dùng phân số để ghi kết quả của phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên khác \(0\). Phân số đó cũng được gọi là thương của phép chia đã cho.

Ví dụ:    \(1:3 = \dfrac{1}{3}\);              \(4: 10 = \dfrac{4}{10}\);                \(9:2=\dfrac{9}{2}\); ...

2) Mọi số tự nhiên đều có thể viết thành phân số có mẫu số là \(1\).

Ví dụ:    \(5 = \dfrac {5}{1}\);                 \(12= \dfrac {12}{1}\);                   \(2001= \dfrac {2001}{1}\); ...

3) Số \(1\) có thể viết thành phân số có tử số và mẫu số bằng nhau và khác \(0\).

Ví dụ:    \(1=\dfrac {9}{9}\);                \(1=\dfrac {18}{18}\);                     \(1=\dfrac {100}{100}\); ...

4) Số \(0\) có thể viết thành phân số có tử số là \(0\) và mẫu số khấc \(0\).

Ví dụ:    \(0=\dfrac {0}{7}\);                \(0=\dfrac {0}{19}\);                       \(0=\dfrac {0}{125}\); ... 

Bài giải tiếp theo
Bài 1 trang 4 SGK Toán 5
Bài 2 trang 4 SGK Toán 5
Bài 3 trang 4 SGK Toán 5
Bài 4 trang 4 SGK Toán 5

Video liên quan



Từ khóa