Lý thuyết Nhôm và hợp chất của nhôm

1. Nhôm nằm ở số 13,...


1. Nhôm

- Nằm ở ô số 13, chu kì 3, nhóm IIIA.

- Cấu hình electron: [Ne]3s23p1.

- Tính chất vật lí: là kim loại màu trắng bạc, mềm, dễ kéo sợi và dát mỏng; là kim loại nhẹ, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.

- Tính chất hóa học: Có tính khử mạnh: Al → Al3+ + 3e.

+ Tác dụng với phi kim (halogen; oxi)

+ Tác dụng với nước: khi phá bỏ lớp oxit trên bề mặt nhôm ( hoặc tạo thành hỗn hống Al - Hg), nhôm sẽ tác dụng với nước ở nhiệt độ thường

+ Tác dụng với dung dịch axit. Lưu ý nhôm bị thụ động hóa trong H2SO4 và HNOđặc, nguội

+ Tác dụng với dung dịch kiềm.

+ Tác dụng với một số oxit kim loại( phản ứng nhiệt nhôm)

- Phương pháp điều chế: điện phân nhôm oxit nóng chảy ( xúc tác là criolit)

                      2Al2O3  \(\xrightarrow{{dpnc}}\)   4Al + 3O2

- Ứng dụng:

+ Làm vật liệu chế tạo máy bay, ô tô, tên lửa, tàu vũ trụ

+ Dùng trong xây dựng nhà cửa và trang trí nội thất; dụng cụ nhà bếp

+ Làm dây dẫn điện thay cho đồng; hỗn hợp tecmit ( bột nhôm + oxit sắt) dùng để hàn đường ray

2. Hợp chất của nhôm

- Al2O3

+ Là chất rắn màu trắng, không tan trong nước, trong tự nhiên tồn tại cả dạng ngậm nước và dạng khan.

+ Là oxit lưỡng tính nên vừa tác dụng với axit vừa tác dụng với bazơ

                                     Al2O3 + 6H → 2Al3+ + 3H2O.

                                     Al2O3 + 2OH- +3H2O → 2[Al(OH)4]-

+ Ứng dụng: dùng để sản xuất nhôm, chế tạo đá quý; sản xuất chất xúc tác cho tổng hợp hữu cơ

- Muối nhôm có nhiều ứng dụng quan trọng là phèn chua [K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O hay KAl(SO4)2.12H2O].

- Al(OH)3:

+ Là chất rắn, màu trắng, kết tủa ở dạng keo

+ Là hiđroxit lưỡng tính: Al(OH)3 + 3H+ → 2Al3+ + 3H2O.

                                      Al(OH)3 + OH- → [Al(OH)4]-         

  + Bị nhiệt phân hủy:    2 Al(OH)3 \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) Al2O3 + 3H2O.

- Muối nhôm sunfat

+ Tan trong nước tỏa nhiệt mạnh

+ Ứng dụng nhiều nhất là muối sunfat kép của nhôm và kali ngậm nước ( phèn chua) có công thức: K2SO4.Al2(SO4)3. 24H2O, dùng trong ngành thuộc da, công nghiệp giấy, chất cầm màu trong nhuộm vải, chất làm trong nước

3. Ion Al3+: trong dung dịch được nhận biết bằng cách cho dung dịch NaOH vào từ từ cho đến dư:

- Đầu tiên xuất hiện kết tủa: Al3+ + 3OH- → Al(OH)3

- Sau đó kết tủa tan dần khi dư NaOH: Al(OH)3 + OH- → [Al(OH)4]-.

Bài giải tiếp theo
Bài 2 trang 128 SGK Hóa học 12
Bài 3 trang 128 SGK Hóa học 12
Bài 4 trang 129 SGK Hóa học 12
Bài 5 trang 129 SGK Hóa học 12
Bài 6 trang 129 SGK Hóa học 12
Bài 7 trang 129 SGK Hóa học 12
Bài 8 trang 129 SGK Hóa học 12
Bài 1 trang 128 SGK Hóa học 12
Phương pháp giải một số dạng bài tập về kim loại nhôm và hợp chất của nhôm

Video liên quan