Lý thuyết Nhà nước Văn Lang Lịch sử 6 Cánh diều

Lý thuyết Nhà nước Văn Lang Lịch sử 6 Cánh diều ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu


BÀI 12: NƯỚC VĂN LANG

1. Sự ra đời nhà nước Văn Lang

- Vào khoảng thế kỉ VII TCN, cư dân Lạc Việt đã sống quây quần ở lưu vực các con sống lớn, đời sống sản xuất có nhiều chuyển biến, xã hội có sự phân hóa giàu nghèo. Do nhu cầu làm thủy lợi và chống ngoại xâm đã thúc đẩy sự ra đời của nhà nước đầu tiên ở Việt Nam - Nhà nước Văn Lang.

- Phạm vi lãnh thổ của nhà nước Văn Lang: Chủ yếu ở lưu vực các sông thuộc Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay.

2. Tổ chức nhà nước Văn Lang

- Tổ chức nhà nước Văn Lang gồm:

+ Hùng Vương là người đứng đầu nắm mọi quyền hành, giúp việc có các Lạc hầu

+ Dưới vua có 15 bộ, đứng đầu mỗi bộ là Lạc tướng.

+ Dưới bộ là chiềng, chạ, đứng đầu chiềng, chạ là Bồ chính.

=> Nhận xét: nhà nước Văn Lang tuy còn sơ khai nhưng đó là một tổ chức quản lí đất nước bước đầu có hệ thống, đánh dấu giai đoạn mở đầu thời kì dựng nước.

3. Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang

- Đời sống vật chất:

+ Nhà ở: Chủ yếu là nhà sàn

+ Sản xuất: Làm nông nghiệp, trồng lúa nước

+ Phương tiện đi lại: Chủ yếu là thuyền…

- Đời sống tinh thần của người dân Văn Lang:

+ Nhiều lễ hội được tổ chức hằng năm, trong những dịp đó mọi người thích hóa trang, vui chơi, nhảy múa, ca hát…

+ Cư dân Văn Lang có tục gói bánh chưng, làm bánh giày, ăn trầu, nhuộm răng đen, xăm mình..

+ Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ các thần sông, núi, Mặt Trời, Mặt Trăng…

+ Chôn cất người chết kèm theo công cụ, đồ dùng hằng ngày hoặc trang sức quý giá.

 

Bài giải tiếp theo



Từ khóa phổ biến