Lý thuyết lớp vỏ khí. Khối khí. Khí áp và gió trên Trái Đất Địa lí 6 Chân trời sáng tạo

Lý thuyết lớp vỏ khí. Khối khí. Khí áp và gió trên Trái Đất Địa lí 6 Chân trời sáng tạo ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu


I. Các tầng khí quyển và thành phần không khí 

1. Các tầng khí quyển

- Các tầng khí quyển: tầng đối lưu, tầng bình lưu và các tầng cao của khí quyển.

- Tầng đối lưu:

+ Nằm sát mặt đất.

+  Không khí chuyển động mạnh theo chiều thẳng đứng.

+ Nhiệt độ giảm theo độ cao.

+ Nơi diễn ra các hiện tượng khí tượng như gió, mưa, mây,…

- Tầng bình lưu:

+ Nằm trên tầng đối lưu.

+ Không khí rất loãng và chủ yếu chuyển động theo chiều nằm ngang.

+ Có lớp ôdôn hấp thụ tia tử ngoại nên nhiệt độ trong tầng này tăng theo độ cao.

2. Thành phần không khí

- Thành phần của không khí:

 

- Vai trò:

+ Khí oxy: cần thiết cho sự cháy và hô hấp của động vật.

+ Khí carbonic: khí carbonic kết hợp với nước, ánh sáng và năng lượng mặt trời để cây xanh quang hợp => chất hữu cơ + oxy.

+ Hơi nước: nguồn gốc sinh ra các hiện tượng như sương mù, mây, mưa,…

II. Khối khí

- Khối khí nóng: hình thành ở vĩ độ thấp, nhiệt độ tương đối cao.

- Khối khí lạnh: hình thành ở vĩ độ cao, nhiệt độ tương đối thấp.

- Khối khí lục địa: hình thành trên các vùng đất liền, tính chất khô.

- Khối khí đại dương: hình thành trên các biển và đại dương, tính chất ẩm.

III. Khí áp và gió trên Trái Đất

1. Khí áp

- Dụng cụ đo khí áp: khí áp kế (mmHg).

- Các đai khí áp trên Trái Đất: 

2. Gió trên Trái Đất

- Không khí luôn chuyển động từ áp cao về áp thấp => sinh ra gió.

- Gió Mậu dịch, gió Tây ôn đới và gió Tín phong là 3 loại gió chính trên Trái Đất.



Bài học liên quan

Từ khóa phổ biến