Lý thuyết Kim loại kiềm và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm

1. Kim loại kiềm...


1. Kim loại kiềm

- Không tồn tại ở dạng đơn chất mà chỉ tồn tại ở dạng hợp chất, trong nước biển chứa một lượng lớn muối NaCl; đất cũng chứa một số hợp chất của kim loại kiềm ở dạng silicat và aluminat

- Thuộc nhóm IA, đứng đầu mỗi chu kì (trừ chu kì 1).

- Tính chất vật lí: màu trắng bạc, có ánh kim, dẫn điện tốt, mềm, khối lượng riêng nhỏ, nhiệt độ nóng chảy thấp.

- Có 1e ở lớp ngoài cùng (ns1).

- Tính chất hóa học: có tính khử mạnh nhất trong tất cả các kim loại (tác dụng với nước, axit, phi kim).

                              M → M+ + 1e

- Phương pháp điều chế: điện phân hợp chất nóng chảy.

                          2MCl  \(\overset{dpnc}{\rightarrow}\)   2M + Cl2

                          4MOH  \(\overset{dpnc}{\rightarrow}\)  4M + O2 ↑ + 2H2O

- Ứng dụng: Chế tạo hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp; dùng trong kỹ thuật hàng không, tế bào quang điện (xesi) 

2. Một số hợp chất của kim loại kiềm

- NaOH:

+ Là chất rắn không màu, dễ nóng chảy, hút ẩm mạnh, tan tốt trong nước và tỏa nhiệt lớn

+ Có tính kiềm mạnh: phản ứng với oxit axit, axit và muối

+ Ứng dụng: được dùng để nấu xà phòng, chế phẩm nhuộm, tơ nhân tạo,…

- NaHCO3:

+ Là chất rắn màu trắng, ít tan trong nước, dễ bị nhiệt phân hủy

+ Có tính lưỡng tính: tác dụng được với cả dung dịch axit và dung dịch bazơ

+ Ứng dụng: dùng được trong công nghiệp dược phẩm và thực phẩm.

- Na2CO3:

+ Là chất rắn màu trắng, tan nhiều trong nước. Ở nhiệt độ thường, tồn tại ở dạng muối ngậm nước; nóng chảy ở 850 độ C

+ Là muối của axit yếu và có những tính chất chung của muối

+ Ứng dụng: được dùng trong công nghiệp thủy tinh, bột giặt, phẩm nhuộm, giấy sợi…

- KNO3:

+ Là tinh thể không màu, bền trong không khí, tan tốt trong nước

+ Có tính oxi hóa mạnh khi đun nóng

+ Ứng dụng: được dùng làm phân bón, chế tạo thuốc nổ.

Bài giải tiếp theo
Bài 1 trang 111 SGK Hóa học 12
Bài 2 trang 111 SGK Hóa học 12
Bài 3 trang 111 SGK Hóa học 12
Bài 4 trang 111 SGK Hóa học 12
Bài 5 trang 111 SGK Hóa học 12
Bài 6 trang 111 SGK Hóa học 12
Bài 7 trang 111 SGK Hóa học 12
Bài 8 trang 111 SGK Hóa học 12
Phương pháp giải một số dạng bài tập về kim loại kiềm

Video liên quan