Lý thuyết Kim loại kiềm thổ và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ

1. Kim loại kiềm thổ...


1. Kim loại kiềm thổ

- Thuộc nhóm IIA, đứng sau nguyên tố kim loại kiềm trong mỗi chu kì.

- Tính chất vật lí: màu trắng bạc, có thể dát mỏng, tương đối mềm, nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi tương đối thấp.

- Có 2e lớp ngoài cùng (ns2).

- Tính chất hóa học: có tính khử mạnh (tác dụng với phi kim, dung dịch axit, nước):

                                    M → M2+ + 2e

2. Một số hợp chất của Ca

- Ca(OH)2:

+ Là chất rắn màu trắng, ít tan trong nước

+ Là một bazơ mạnh, dung dịch Ca(OH)2 có tính chất chung của một bazơ tan: tác dụng với oxit axit, axit, muối

+ Ứng dụng: được dùng trong xây dựng, trồng trọt và sản xuất clorua vôi.

- CaCO3:

+ Trong tự nhiên tồn tại ở dạng đá vôi, đá hoa, đá phấn và là thành phần chính của vỏ và mai các loại ốc, sò, hến,...

+ Dễ bị nhiệt phân hủy; bị hòa tan bởi CO2 trong nước ở nhiệt độ thường

+ Ứng dụng: được dùng nhiều trong ngành công nghiệp, xây dựng, thực phẩm, …

- CaSO4: Tồn tại duới dạng muối ngậm nước, tùy theo lượng nước kết tinh trong muối, có ba loại.

+ CaSO4.2H2O (thạch cao sống): bền ở nhiệt độ thường; được dùng để sản xuất xi măng.

+ CaSO4.H2O (thạch cao nung): là chất rắn màu trắng, dễ nghiền thành bột mịn. Khi nhào với nước thành loại bột nhão có khả năng đông cứng nhanh => được dùng để đúc tượng, trang trí nội thất,…

+ CaSO4 (thạch cao khan): không tan và không tác dụng với nước; dùng để nặn tượng, đúc khuôn và bó bột khi gãy xương

3. Nước cứng

- Là nước có chứa nhiều ion Ca2+ và Mg2+.

- Nước cứng được chia làm 3 loại.

+ Tính cứng tạm thời: do các muối Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2 gây ra.

+ Tính cứng vĩnh cửu: do các muối CaCl2, MgCl2, CaSO4, MgSO4 gây ra.

+ Tính cứng toàn phần: gồm cả tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnh cửu.

- Tác hại của nước cứng: gây nhiều trở ngại cho đời sống hàng ngày, cho nhiều ngành sản xuất.

+ Lắng cặn trong nồi hơi gây tốn nhiên liệu, có thể gây nổ

+ Khi giặt làm tốn xà phòng và nhanh hư hỏng quần áo

+ Làm giảm mùi vị của thực phẩm, khiến cho thực phẩm lâu chín

- Phương pháp làm mềm nước cứng: loại bỏ hoặc làm giảm nồng độ các ion Ca2+ , Mg2+ bằng CO32-, PO43-,…

4. Nhận biết ion Ca2+, Mg2+ trong dung dịch

Để chứng minh sự có mặt của ion Ca2+, Mg2+ ta dùng dung dịch chứa muối cacbonat để tạo ra kết tủa CaCO3 hoặc MgCO3. Sau đó sục khí CO2 dư vào dung dịch, nếu kết tủa tan chứng tỏ có mặt của Ca2+ hoặc Mg2+ trong dung dịch ban đầu

Bài giải tiếp theo
Bài 1 trang 118 SGK Hóa học 12
Bài 2 trang 119 SGK Hóa học 12
Bài 3 trang 119 SGK Hóa học 12
Bài 4 trang 119 SGK Hóa học 12
Bài 5 trang 119 SGK Hóa học 12
Bài 6 trang 119 SGK Hóa học 12
Bài 7 trang 119 SGK Hóa học 12
Bài 8 trang 119 SGK Hóa học 12
Bài 9 trang 119 SGK Hóa học 12
Phương pháp giải một số dạng bài tập về kim loại kiềm thổ

Video liên quan