Lý thuyết hỗn số

Phần phân số của hỗn số bao giờ cũng bé hơn đơn vị.


- Có \(2\) cái bánh và \( \dfrac{3}{4}\) cái bánh.

\(2\) và \( \dfrac{3}{4}\) hay  \(2+ \dfrac{3}{4}\) viết thành \( 2\dfrac{3}{4}\)

Ta nói gọn là "có 2 và \( \dfrac{3}{4}\) cái bánh" và viết gọn là \( 2\dfrac{3}{4}\) cái bánh.

\( 2\dfrac{3}{4}\) gọi là hỗn số. 

\( 2\dfrac{3}{4}\) đọc là: hai và ba phần tư.

\( 2\dfrac{3}{4}\) có phần nguyên là \(2\), phần phân số là \( \dfrac{3}{4}\).

Phần phân số của hỗn số bao giờ cũng bé hơn đơn vị.

Khi đọc (hoặc viết) hỗn số ta đọc (hoặc viết) phần nguyên rồi đọc (hoặc viết) phần phân số.

Bài giải tiếp theo
Bài 1 trang 12 SGK Toán 5
Bài 2 trang 13 SGK Toán 5

Bài học bổ sung
Lý thuyết hỗn số, số thập phân, phần trăm
Bài 3 trang 14 (Hỗn số - tiếp theo) SGK Toán 5