Lý thuyết hạt nhận nguyên tử, nguyên tố hoá học, đồng vị

I - HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ


I - HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ

1. Điện tích hạt nhân

- Proton mang điện tích 1+, nếu hạt nhân có Z proton thì điện tích của hạt nhân bằng Z+ và số đơn vị điện tích hạt nhân bằng Z.

- Nguyên tử trung hoà về điện nên số proton trong hạt nhân bằng số electron của nguyên tử. Vậy trong nguyên tử

               Số đơn vị điện tích hạt nhân Z = số proton = số electron 

2.  Số khối (kí hiệu là A) là tổng số hạt proton (kí hiệu là Z) và tổng số hạt nơtron (kí hiệu là N) của hạt nhân đó :

                            A = Z + N

II - NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC

1. Định nghĩa

Định nghĩa : Nguyên tố hoá học là những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân.

2. Số hiệu nguyên tử

Số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử của một nguyên tố được gọi là số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó, kí hiệu là Z.

3. Kí  hiệu nguyên tử

Số đơn vị điện tích hạt nhân và số khối được coi là những đặc trưng cơ bản của nguyên tử. Để kí hiệu nguyên tử, người ta thường đặt kí hiệu các chỉ số đặc trưng ở bên trái kí hiệu nguyên tố X với số khối A ở phía trên, số hiệu nguyên tử Z ở phía dưới.

III. ĐỒNG VỊ

- Các nguyên tử của cùng một nguyên tố hoá học có thể có số khối khác nhau vì hạt nhân của các nguyên tử đó có số proton như nhau nhưng có thể có số nơtron khác nhau.

- Các đồng vị của cùng một nguyên tố hoá học là những nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau vể số nơtron, do đó số khối A của chúng khác nhau. Các đồng vị được xếp vào cùng một vị trí (ô nguyên tố) trong bảng tuần hoàn.

IV. NGUYÊN TỬ KHỐI VÀ NGUYÊN TỬ KHỐI TRUNG BÌNH CỦA CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC

1. Nguyên tử khối

- Nguyên tử khối là khối lượng tương đối của nguyên tử và cho biết khối lượng của nguyên tử đó nặng gấp bao nhiêu lần đơn vị khối lượng nguyên tử.

- Khối lượng của một nguyên tử bằng tổng khối lượng của proton, nơtron và electron trong nguyên tử đó, nhưng do khối lượng của electron quá nhỏ bé so với hạt nhân có thể bỏ qua nên khối lượng cùa nguyên tử coi như bằng tổng khối lượng của các proton và nơtron trong hạt nhân nguyên tử. Chính vì thế, khối lượng một nguyên tử coi như bằng số khối

2. Nguyên tử khối trung bình

- Nhiều nguyên tố có nhiều đồng vị trong tự nhiên nên nguyên tử khối của nguyên tố này là nguyên tử khối trung bình của các đồng vị đó

- Nguyên tử khối trung bình = \(\mathop M\limits^ -   = \dfrac{{aX + bY}}{{100}}\)

với a, b là % số nguyên tử của hai đồng vị X, Y

Bài giải tiếp theo
Bài 1 trang 13 SGK Hoá học 10
Bài 2 trang 13 SGK Hoá học 10
Bài 3 trang 14 SGK Hoá học 10
Bài 4 trang 14 SGK Hoá học 10
Bài 5 trang 14 SGK Hoá học 10
Bài 6 trang 14 SGK Hoá học 10
Bài 7 trang 14 SGK Hoá học 10
Bài 8 trang 14 SGK Hoá học 10
Phương pháp giải một số bài toán về hạt nhân nguyên tử, đồng vị

Video liên quan