Lý thuyết Glucozơ
1. Cacbonhiđrat là những hợp chất hữu cơ phức tạp...
1. Cacbonhiđrat là những hợp chất hữu cơ phức tạp và thường có công thức chung là Cn(H2O)m.
Cacbonhiđrat được chia làm 3 nhóm chủ yếu: monosaccarit (glucozơ, frutcozơ); dissaccarit (saccarozơ, mantozơ) và polisaccarit (tinh bột, xenlulozơ).
2. Glucozơ là hợp chất tạp chức, ở dạng mạch hở, phân tử có cấu tạo của anđehit đơn chức và ancol 5 chức: HOCH2 – [CHOH]4 – CHO. Trong thực tế, tồn tại chủ yếu ở hai dạng mạch vòng: α - glucozơ và β – glucozơ.
- Tính chất vật lí:
+ Là chất rắn, tinh thể không màu, dễ tan trong nước, có vị ngọt ( nhưng không ngọt bằng đường mía).
+ Có nhiều trong nho chín nên còn được gọi là đường nho
+ Có mặt trong cơ thể người và động vật; Trong máu người có một lượng nhỏ glucozo với nồng độ không đổi khoảng 0,1%
- Tính chất hóa học:
+ Tính chất của ancol đa chức: tác dụng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam; phản ứng tạo este với anhhidrit axetic có mặt piriđin.
+ Tính chất của anđehit: phản ứng tráng bạc, tác dụng với Cu(OH)2/OH- , tác dụng với hiđro tạo sobitol.
+ Phản ứng lên men rượu:
C6H12O6 \(\xrightarrow[{30 - {{35}^o}C}]{{enzim}}\) 2C2H5OH + 2CO2
3. Fuctozơ
- Có cấu tạo mạch hở là:\(\mathop {C{H_2}OH}\limits^6 - \mathop {CHOH}\limits^5 - \mathop {CHOH}\limits^4 - \mathop {CHOH}\limits^3 - \mathop {CO}\limits^2 - \mathop {C{H_2}OH}\limits^1 \)
- Là chất kết tinh, không màu, dễ tan trong nước, ngọt hơn đướng mía, đặc biệt trong mật ong có tới 40% fructozo
- Tính chất hóa học:
+ Tác dụng với Cu(OH)2 tạo phức xanh lam, cộng hidro
+ Trong môi trường Bazo, fructozo chuyển thành glucozo. Khi đó fructozo cũng bị oxi hóa bởi dung dịch AgNO3/NH3 và Cu(OH)2/OH-
Fructozo \(\overset {O{H^ - }} \leftrightarrows \) Glucozo
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Lý thuyết Glucozơ timdapan.com"