Lý thuyết độ ẩm của không khí
I. Độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm cực đại
I. Độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm cực đại
Độ ẩm tuyệt đối a của không khí là đại lượng đo bằng khối lượng hơi nước (tính ra gam) chứa trong 1m3 không khí. Độ ẩm cực đại A là độ ẩm tuyệt đối của không khí chứa hơi nước bão hòa, giá trị của nó tăng theo nhiệt độ. Đơn vị đo của các đại lượng này đều là g/m3.
II. Độ ẩm tỉ đối
Độ ẩm tỉ đối f của không khí là đại lượng đo bằng tỉ số phần trăm giữa độ ẩm tuyệt đối a và độ ẩm cực đại A của không khí ở cùng nhiệt độ:
f=\(\frac{a}{A}\) . 100%
hoặc tính gần đúng bằng tỉ số phần trăm giữa áp suất riêng phần p của hơi nước và áp suất pbh của hơi nước bão hòa trong không khí ở cùng một nhiệt độ:
f= \(\frac{p}{p_{bh}}\) .100%
Không khí càng ẩm thì độ ẩm tỉ đối của nó càng cao.
Có thể đo độ ẩm của không khí bằng các loại ẩm kế.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Lý thuyết độ ẩm của không khí timdapan.com"