Lý thuyết chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến về kinh tế, xã hội, văn hóa của Việt Nam thời phong kiến Lịch sử 6 Cánh diều

Lý thuyết chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến về kinh tế, xã hội, văn hóa của Việt Nam thời phong kiến Lịch sử 6 Cánh diều ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu


BÀI 14: CHÍNH SÁCH CAI TRỊ CỦA CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN PHƯƠNG BẮC VÀ CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI, VĂN HÓA CỦA VIỆT NAM THỜI BẮC THUỘC

1. Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc

*Chính sách cai trị về chính trị

- Chia Âu Lạc thành các quận, huyện và sáp nhập vào lãnh thổ Trung Quốc

- Đưa người Hán sang cai trị người Việt theo luật pháp hà khắc.

 

*Chính sách bóc lột về kinh tế

Trong thời kì Bắc thuộc, các triều đại phong kiến phương Bắc và chính quyền  đô hộ chủ yếu bóc lột về kinh tế bằng các hình thức:

+ Sử dụng chế độ tô thuế

+ Bắt cống nạp sản vật quý (ngọc minh cơ, sừng tê, ngà voi, đồi mồi...)

+ Nắm độc quyền về sắt và muối đối với người Việt

*Chính sách cai trị về văn hóa

- Chính sách cai trị về văn hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta thời Bắc thuộc:

+ Mở trường lớp dạy chữ Hán

+ Áp dụng luật Hán

+ Tìm cách truyền bá văn hóa, phong tục phương Bắc.

2. Những chuyển biến về kinh tế, xã hội và văn hóa trong thời kì Bắc thuộc

*Những chuyển biến về kinh tế

- Sử dụng công cụ bằng sắt, sức kéo của trâu bò, kĩ thuật chiết cành... vào trong trồng trọt và chăn nuôi.

- Nghề thủ công truyền thống như đúc đồng, rèn sắt, làm gốm, làm mộc.. phát triển với kĩ thuật sản xuất cao hơn.

- Nhiều nghề thủ công mới xuất hiện: làm giấy, làm đường, làm mật mía...

*Những chuyển biến về xã hội và văn hóa

 

- Tổ chức xã hội thay đổi rõ rệt: Quan lại đô hộ, Địa chủ Hán và Hào trưởng Việt, nông dân công xã, nông dân lệ thuộc, nô tì.

- Truyền bá tư tưởng Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo và phong tục của người Hán vào ngày càng nhiều.

Bài giải tiếp theo


Từ khóa