Lý thuyết bài tiêu hóa ở ruột non

I - Ruột non Trong ống tiêu hóa, tiếp theo môn vị của dạ dày là ruột non. Ruột non cũng có cấu tạo 4 lớp như dạ dày nhưng thành mỏng hơn và lớp cơ chỉ gồm cơ dọc và cơ vòng.


I. Ruột non

- Vị trí: nối tiếp môn vị dạ dày

- Dài 2,8 – 3m

- Cấu tạo:

+ Tá tràng là đoạn đầu của ruột non có ống dẫn chung của dịch mật và dịch tụy đổ vào

+ Thành ruột non có cấu tạo 4 lớp như dạ dày nhưng mỏng hơn, lớp cơ chỉ có cơ dọc và cơ vòng

+ Lớp niêm mạc của ruột non có nhiều tuyến ruột tiết ra dịch ruột và các tế bào tiết ra chất nhày

- Trong dịch tụy và dịch ruột có đủ các loại enzim xúc tác phản ứng phân cắt các loại phân tử của thức ăn.

- Trong dịch mật có các muối mật và muối kiềm cũng tham gia tiêu hóa thức ăn.

Hình 28-1. Tá tràng với gan

Hình 28-2. Ảnh tiêu bản lớp niêm mạc ruột non với các tuyến ruột và tế bào tiết chất nhày

II. Tiêu hóa ở ruột non

- Biến đổi lý học:

+ Tiết dịch tiêu hóa của tuyến gan, tuyến tụy, tuyến ruột làm hòa loãng thức ăn

+ Sự co bóp cơ thành ruột giúp thức ăn thấm đều dịch tiêu hóa

+ Dịch mật phân cắt khối lipit thành các giọt lipit nhỏ

- Biến dổi hóa học: sự phân cắt các đại phân tử thức ăn thành các phân tử chất dinh dưỡng 

Hình 28-3. Biến đổi hóa học của thức ăn ở ruột non

Bài giải tiếp theo
Bài 1 trang 92 SGK Sinh học 8
Căn cứ vào các thông tin trên, dự đoán xem ở ruột non có thể diễn ra các hoạt động tiêu hoá nào?
Thức ăn xuống tới ruột non còn chịu sự biến đổi lí học nữa không? Nếu có thì biểu hiện như thế nào?
Bài 2 trang 92 SGK Sinh học 8
Bài 3 trang 92 SGK Sinh học 8
Bài 4 trang 92 SGK Sinh học 8
Tiêu hóa ở ruột non