Lý thuyết Bài 14: Quạt điện và máy giặt SGK Công nghệ 6 - Cánh diều
Lý thuyết Bài 14: Quạt điện và máy giặt SGK Công nghệ 6 Cánh diều đầy đủ, ngắn gọn, hay nhất.
I. Quạt điện
1. Cấu tạo
- gồm có 2 bộ phận chính là động cơ điện và cánh quạt.
+ động cơ điện: là bộ phận làm quay cánh quạt.
+ cánh quạt là bộ phận trực tiếp tạo ra gió. cánh quạt được gắn với trục của động cơ quạt. có một số loại cánh sau: loại 3 hoặc 5 cánh, loại cánh mỏng hoặc cánh dày.
Cấu tạo của quạt điện
2. Nguyên lí làm việc
Sơ đồ nguyên lí làm việc của quạt điện
- Khi được cấp điện và chọn chế độ gió, động cơ hoạt động làm cánh quạt chuyển động, sự chuyển động này tạo nên luồng gió.
3. Thông số kĩ thuật
- Điện áp định mức, công suất định mức, đường kính cánh quạt.
4. Đặc điểm
- Quạt trần, quạt treo tường: Loại quạt này gắn cổ định trên tường, trần nhà, làm mát cho toàn bộ không gian tại nơi gắn quạt.
- Quạt bàn, quạt đứng, quạt lửng: Đây là loại quạt truyền thống và phổ biến nhất hiện nay, có 3 loại quạt đứng cơ bản là: quạt dạng cao, quạt dạng thấp (quạt để bàn), quạt với Công suất lớn.
- Quạt hộp: Loại quạt này khá gọn gàng, hình chờ nhật, hình vuông hữu hình cầu, có chọn và quang theo các hướng khác nhau, tránh trẻ cho tag vào quật, giữ an toàn nếu trong nhà có trẻ nhỏ.
- Quạt phun sương, quạt điều hoà: quạt có khả năng làm mát đặc biệt thông qua hơi nước hoặc phun sương làm mát. Hệ thống với nhiều chế độ gió khắc nhau giúp cung cấp và duy trì độ ẩm trong không khí, khử mùi, đuổi muỗi.
5. Sử dụng quạt điện đúng cách, an toàn, tiết kiệm
- Đọc kĩ thông tin có trên quạt điện và hướng dẫn sử dụng
- Sử dụng đúng điện áp định mức
- Nên cho quạt quay để thay đổi hướng luống gió trong phòng. Không sờ vào cánh quạt khi quạt đang quay.
II. Máy giặt
1. Cấu tạo
Gồm 2 bộ phận chính: động cơ điện, mâm giặt
Cấu tạo của máy giặt
2. Nguyên lí làm việc
Nguyên lí làm việc của máy giặt
- Khi được cấp điện và chọn chế độ giặt, động cơ điện hoạt động làm cho mâm giặt quay theo. Khi đó quần áo được xoay và đảo chiều liên tục.
- Lúc này, bề mặt quần áo được chà xát với nhau và với thành lồng giặt làm các vết bẩn được loại bỏ khỏi sợi vải.
3. Các thông số kĩ thuật
- Điện áp định mức: 220V
- Công suất định mức: 1000W, 1500W,
- Khối lượng giặt định mức: 6,5 kg, 7 kg,...
4. Đặc điểm
- Máy giặt lồng đứng:
+ Máy giặt lồng đứng dễ sử dụng, phù hợp với gia đình có vị trí đặt máy chật hẹp, màu Có nắp mở rộng, dễ thao tác.
+ Quần áo sau khi giặt thường bị xoắn chặt, do đó quần áo may bị giãn, biến dạng khi giặt nhiều lần
+ Tiêu thụ điện năng ít hơn máy giặt lồng ngang (Cùng tính năng).
- Máy giặt lồng ngang:
+ Máy giặt lồng ngang tiết kiệm nước hơn so với máy giặt lồng đứng
+ Máy giặt lồng ngang tiết kiệm nước hơn so với máy giặt lồng đứng.
+ Tính năng ưu việt của máy giặt này là có thể giữ được độ bền của quần áo.
+ Quần áo trong quá trình giặt ít bị xoắn vào nhau nên tránh được hiện tượng giãn hay biến dạng như máy giặt lồng đứng.
+ Giá thành của máy cao.
Các dạng máy giặt
5. Sử dụng máy giặt an toàn, đúng cách
- Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi vận hành
- Sử dụng đúng điện áp định mức
- Chọn máy giặt phù hợp với nhu cầu sử dụng
- Lượng quần áo đem giặt phải thấp hơn hoặc bằng khối lượng giặt định mức của máy
- Phân loại quần áo đem giặt và chọn chế độ giặt phù hợp
- Vệ sinh lồng giặt thường xuyên
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Lý thuyết Bài 14: Quạt điện và máy giặt SGK Công nghệ 6 - Cánh diều timdapan.com"