Lý thuyết Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại Lịch sử 6 Cánh diều

Lý thuyết Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại Lịch sử 6 Cánh diều ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu


BÀI 6: AI CẬP VÀ LƯỠNG HÀ CỔ ĐẠI

1. Điều kiện tự nhiên của Ai Cập và Lưỡng Hà

- Ai Cập là một thung lũng hẹp và dài nằm dọc theo lưu vực sông Nin, giáp Địa Trung Hải và Biển Đỏ.

- Lưỡng Hà là vùng đất nằm giữa hai con sông Ti-grơ và Ơ-phrát, giáp sa mạc A-ra-bi-an và vịnh Ba-Tư (còn gọi là vịnh Péc-xích).

- Sông Nin ở Ai Cập, sông Ti-grơ và Ơ-phrát ở Lưỡng Hà cung cấp nguồn nước dồi dào cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của cư dân nơi đây.

 

Lược đồ Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại

2. Quá trình thành lập nhà nước của người Ai Cập và người Lưỡng Hà

- Ai Cập: Từ khoảng thiên niên kỉ IV TCN, cư dân Ai Cập đã sống trong các công xẫ. Vào khoảng 3200 TCN, Mê-nét đã thống nhất các công xã thành nước Ai Cập. Đứng đầu nhà nước là Pha-ra-ông, có quyền lực tối cao và được người dân tôn kinh như một vị thần.

- Lưỡng Hà: Vào khoảng cuối thiên niên kỉ IV TCN, nhiều quốc gia cổ ở Lưỡng Hà đã ra đời tại lưu vực sông Ti-grơ và Ơ-phrát.  Về sau, các quốc gia này dần thống nhất thành một vương quốc mạnh, tiêu biểu là vương quốc Ba-bi-lon. Đứng đầu vương quốc là En-si, có quyền lực tối cao, là người ban hành luật pháp, chỉ huy quân đội.

3. Những thành tựu văn hóa chủ yếu của Ai Cập và Lưỡng Hà

- Cư dân Ai Cập: 

+ Biết làm ra lịch, làm đồng hồ đo bằng ánh sáng mặt trời.

+ Biết dựa vào chuyển động của Mặt Trăng quay quanh Trái đất, chia một năm 12 tháng, mỗi tháng 29 hoặc 30  ngày.

+ Kĩ thuật ướp xác chết thuần thục.

+ Biết viết chữ trên giấy

+ Biết tính diện tích hình tam giác, hình tròn

+ Xây dựng công trình kim tự tháp và tượng Nhân sư

- Cư dân Lưỡng Hà:

+ Biết viết chữ trên đất sét

+ Giỏi về số học, sử dụng hệ thống đếm lấy số 60 làm cơ sở.

+ Xây dựng thành Ba-bi-lon và vườn treo Ba-bi-lon.

Sơ đồ tư duy Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại

 

Bài giải tiếp theo


Từ khóa