Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp thao tác lập luận phân tích và so sánh (chi tiết)

Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp thao tác lập luận phân tích và so sánh - Ngữ văn 11. Câu 1. c. Anh (chị) rút ra kết luận gì về việc vận dụng nhiều thao tác lập luận trong một bài/đoạn văn?


Câu 1

Câu 1 (trang 120 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

Cho đoạn văn:

      Chớ tự kiêu tự đại. Tự kiêu tự đại là khờ dại. Vì mình hay, còn nhiều người khác hay hơn mình. Mình giỏi, còn nhiều người giói hơn mình. Tự kiêu tự đại tức là thoái bộ. Sông to, biển rộng thì bao nhiêu nước cũng chứa được, vì độ lượng của nó rộng và sâu. Cái chén nhỏ, cái đĩa cạn thì một chút nước cũng đầy tràn, vì độ lượng của nó hẹp nhỏ. Người mà tự kiêu tự mãn thì cũng như cái chén, cái đĩa cạn.

(Hồ Chí Minh - Cần kiệm liêm chính)

a. Đoạn trích trên sử dụng những thao tác lập luận nào?

b. Phân tích mục đích, tác dụng và cách kết hợp các thao tác lập luận trong đoạn trích.

c. Anh (chị) rút ra kết luận gì về việc vận dụng nhiều thao tác lập luận trong một bài/đoạn văn?

Lời giải chi tiết:

a. Thao tác lập luận

- Thao lập luận phân tích, đế làm rõ sự "khờ dại" của tự kiêu tự đại (Vì mình hay, còn nhiều người khác hay hơn mình. Mình giỏi, còn nhiều người giỏi hơn mình) và "Tự kiêu tự đại tức là thoái bộ" nghĩa là thế nào? (Sông to, biển rộng thì bao nhiêu nước cũng chứa được, vì độ lượng của nó rộng và sâu. Cái chén nhó, cái đĩa cạn thì một chút nước cũng đầy tràn, vì độ lượng của nó hẹp nhỏ).

- Thao tác so sánh (Người mà tự kiêu tự mãn thì cũng như cái chén, cái đĩa cạn). Sự so sánh đầy hình tượng đã giúp người đọc hình dung một cách rõ hơn, sinh động hơn thế nào là tự kiêu tự đại và tác hại của hai biểu hiện đó trong tính cách của con người.

   Tuy đoạn văn sử dụng cả hai thao tác lập luận nhưng không phải hai thao tác này đều có vai trò ngang nhau. Trong đoạn văn, thao tác lập luận phân tích là thao tác đóng vai trò chủ đạo.

b. Mục đích, tác dụng

- Giúp người đọc, người nghe hiểu rõ hơn về vấn đề tự kiêu, tự đại trong mỗi con người.

- Giúp người đọc nhận thức rõ vấn đề: bản thân sự hiểu biết, tài năng của mỗi người bao giờ cũng có giới hạn nhất định.

c. Kết luận

      Việc vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận trong một đoạn văn (bài văn): là một việc làm tất yếu. Không có một văn bản nghị luận nào lại chỉ dùng một thao tác lập luận duy nhất, mà phải dùng kết hợp các thao tác lập luận một cách linh hoạt, có hiệu quả.


Câu 2

Câu 2 (trang 120 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

Lựa chọn một bài thơ (hoặc bài văn) mà anh (chị) yêu thích để viết bài luận bàn về một trong những vẻ đẹp của nó. Trong bài viết có yêu cầu vận dụng kết hợp thao tác lập luận phân tích và lập luận so sánh.

Lời giải chi tiết:

Các công việc cần làm:

- Xác định chủ đề bài văn cần viết.

- Xác định những ý chính nào để làm sáng tỏ chủ đề của bài văn và sắp xếp chúng thành dàn ý.

- Luận điểm nào được chọn để làm sáng tỏ? Nó nằm ở vị trí nào trong dàn ý?

- Xác định câu chuyển ý phù hợp giữa các ý trong bài.

- Để làm sáng tỏ luận điểm trên cần phải có những luận cứ nào. Đây là lúc cần sử dụng thao tác lập luận. Xác định rõ ràng nên sử dụng thao tác phân tích hay so sánh, thao tác nào là chủ đạo.


Câu 3

Câu 3 (trang 121 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

b. Viết một văn bản nghị luận ngắn về một phẩm chất của người học sinh, trong đó có vận dụng các thao thác lập luận phân tích và so sánh. 

Lời giải chi tiết:

* Phẩm chất hiếu học của người học sinh

MB:

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận

TB:

- Giải thích khái niệm “hiếu học” 

- Phân tích, chứng minh, bình luận:

+ Mặt tích cực, điều tốt đẹp mà phẩm chất này mang lại cho người học sinh (phân tích)

+ Biểu hiện của học sinh hiếu học (phân tích, kết hợp so sánh với những biểu hiện của sự lười nhác, qua loa trong học tập).

+ Nếu không hiếu học, người học sinh sẽ như thế nào? (so sánh kết hợp phân tích).

+ Lấy ví dụ những tấm gương hiếu học tiêu biểu

+ Liên hệ bản thân

KB:

- Khái quát vấn đề

 

Bài giải tiếp theo



Bài học liên quan

Từ khóa phổ biến