Luận cương chính trị (10-1930)

Giữa lúc cao trào cách mạng của quần chúng đang dâng lên, Ban Chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng đã họp Hội nghị lần thứ nhất.


Giữa lúc cao trào cách mạng của quần chúng đang dâng lên, Ban Chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng đã họp Hội nghị lần thứ nhất tại Hương Cảng (Trung Quốc) vào tháng 10 - 1930.
Hội nghị đã quyết định đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương, bầu Ban Chấp hành Trung ương chính thức và cử Trần Phú làm Tổng Bí thư.
Hội nghị thông qua Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương do Trần Phú khởi thảo.

Căn cứ vào đặc điểm của ba nước Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia lúc đó đều là thuộc địa của thực dân Pháp, mâu thuẫn giai cấp ngày càng diễn ra gay gắt, Luận cương khẳng định tính chất của cách mạng Đông Dương lúc đầu là một cuộc cách mạng tư sản dân quyền, sau đó bỏ qua thời kì tư bản chủ nghĩa mà tiến thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa. 

Để thực hiện được nhiệm vụ của Đảng trong cuộc cách mạng tư sản dân quyền, Đảng phải coi trọng việc vận động tập hợp lực lượng đại đa số quần chúng, lãnh đạo đấu tranh đòi các quyền lợi trước mắt, đưa dân quần chúng lên trận tuyến cách mạng và đến khi tình thế cách mạng xuất hiện thì phát động quần chúng vũ trang bạo động, đánh đổ chính quyền của giai cấp thống trị và giành lấy chính quyền cho công nông. Đảng phải liên lạc mật thiết với vô sản và các dân tộc thuộc địa, nhất là vô sản Pháp.

Bài giải tiếp theo
Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập đảng
Hội nghị thành lập Đảng đầu năm 1930 có ý nghĩa quan trọng như thế nào đối với cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ?
Nội dung Luận cương chính trị tháng 10 - 1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương có những điểm chủ yếu nào?
Hãy trình bày ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
Tại sao nói sự ra đời của ba tổ chức cộng sản vào năm 1929 là xu thế tất yếu của cách mạng Việt Nam?
Hãy cho biết những yêu cầu bức thiết về tổ chức để bảo đảm cho cách mạng Việt Nam phát triển từ năm 1930 về sau


Bài học liên quan