Liên quân Pháp - Tây Ban Nha xâm lược Việt Nam. Chiến sự ở Đà Nẵng năm 1858

Tóm tắt lý thuyết: Liên quân Pháp - Tây Ban Nha xâm lược Việt Nam. Chiến sự ở Đà Nẵng năm 1858


I. Liên quân Pháp - Tây Ban Nha xâm lược Việt Nam. Chiến sự ở Đà Nẵng năm 1858

1. Tình hình Việt Nam đến giữa thế kỉ XIX (trước khi thực dân Pháp xâm lược)

Giữa thế kỉ XIX, Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, song chế độ phong kiến đã lâm vào khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng.

- Kinh tế:

+ Nông nghiệp sa sút, mất mùa, đói kém thường xuyên,...

+ Công thương nghiệp đình đốn. Nhà nước thực hiện chính sách “Bế quan tỏa cảng” làm nước ta bị cô lập với thế giới bên ngoài.

- Quân sự: lạc hậu.

- Đối ngoại sai lầm: cấm đạo, xua đuổi giáo sĩ, làm rạn nứt khối đoàn kết dân tộc.

- Xã hộinhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra: Cao Bá Quát, Lê Duy Lương, Lê Văn Khôi, Nông Văn Vân …

2. Thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị xâm lược Việt Nam

- Thông qua con đường buôn bán và truyền đạo, các nước tư bản phương Tây đã sớm biết đến Việt Nam. Đến thế kỉ XVII, Anh định chiếm đảo Côn Lôn của Việt Nam nhưng không thành.

- Tư bản Pháp đã lợi dụng đạo Thiên Chúa như một công cụ xâm lược Việt Nam.

- Cuối thế kỉ XVIII, khi phong trào nông dân Tây Sơn nổ ra, Nguyễn Ánh đã cầu cứu các thế lực bên ngoài để khôi phục lại quyền lực. Giám mục Bá Đa Lộc đã chớp cơ hội cho tư bản Pháp can thiệp vào Việt Nam. Năm 1787, Hiệp ước Véc-xai được kí kết.

- Giữa thế kỉ XIX, Pháp tiến nhanh trên con đường công nghiệp hoá, tìm cách tiến đánh Việt Nam để tranh giành ảnh hưởng với Anh ở khu vực Châu Á. Năm 1857, Na-pô-lê-ông III lập ra Hội đồng Nam Kì để bàn cách can thiệp vào nước ta, đồng thời tích cực xâm chiếm Việt Nam.

=> Việt Nam đứng trước nguy cơ bị xâm lược.

3. Chiến sự ở Đà Nẵng năm 1858

- Ngày 31/8/1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng, âm mưu chiếm Đà Nẵng làm căn cứ tấn công ra Huế, nhanh chóng buộc nhà Nguyễn đầu hàng.

Pháp tấn công cửa biển Đà Nẵng (tranh minh họa)

- Sáng 1/9/1858, Pháp gửi tối hậu thư song không đợi trả lời đã nổ súng tấn công và đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà.

- Quân dân ta anh dũng chống xâm lược, thực hiện kế sách “vườn không nhà trống” gây cho địch nhiều khó khăn. Pháp bị cầm chân 5 tháng trên bán đảo Sơn Trà. Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp bước đầu thất bại.

* Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên vì:

- Đà Nẵng là cảng nước sâu vì vậy tàu chiến có thể hoạt động dễ dàng.

- Có thể dùng Đà Nẵng làm bàn đạp tấn công Huế, buộc triều Nguyễn phải đầu hàng, kết thúc nhanh chóng cuộc xâm lược Việt Nam.

- Là nơi thực dân Pháp xây dựng được cơ sở giáo dân theo Kitô, chúng hy vọng được giáo dân ủng hộ

Bài giải tiếp theo
Cuộc kháng chiến chống Pháp ở Gia Định và các tỉnh miền Đông Nam Kì từ năm 1859 đến năm 1862
Cuộc kháng chiến của nhân dân Nam Kì sau hiệp ước 1862
Nêu tình hình Việt Nam giữa thế kỉ XIX, trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp.
Những hành động nào chứng tỏ thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị xâm lược Việt Nam ?
Tại sao thực dân Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên ?
Em có nhận xét gì về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta vào năm 1858?
Âm mưu của thực dân Pháp khi tấn công Gia Định là gì?
Hiệp ước Nhâm Tuất giữa Pháp và triều đình Huế (5-6-1862) được kí kết trong hoàn cảnh nào?
Nêu nội dung cơ bản của Hiệp ước Nhâm Tuất
Em có suy nghĩ gì về hành động của Trương Định sau Hiệp ước 1862?

Video liên quan



Bài giải liên quan

Từ khóa