Khu vực đồi núi

a) Vùng núi Đông Bắc là một vùng đồi núi thấp, nằm ở tả ngạn sông Hồng...


a) Vùng núi Đông Bắc là một vùng đồi núi thấp, nằm ở tả ngạn sông Hồng, đi từ dãy núi Con Voi đến vùng đồi núi ven biển Quảng Ninh.
Vùng núi này nổi bật với những cánh cung núi lớn và vùng đồi (trung du) phát triển rộng. Địa hình các-xtơ khá phổ biến, tạo nên những cảnh quan đẹp và hùng vĩ như vùng hồ Ba Bể, vịnh Hạ Long.
b)Vùng núi Tây Bắc nằm giữa sông Hồng và sông Cả, là những dải núi cao, những sơn nguyên đá vôi hiểm trở nằm song song và kéo dài theo hướng tây bắc - đông nam.
Tây Bắc còn có những đồng bằng nhỏ trù phú, nằm giữa vùng núi cao như Mường Thanh, Than Uyên,
Nghia Lộ...
c) Vùng núi Trường Sơn Bắc từ phía nam sông Cả tới
dãy núi Bạch Mã, dài khoảng 600 km.

Đây là vùng núi thấp, có hai sườn không đối xứng, Sườn Đông Trường Sơn hẹp và dốc, có nhiều nhánh núi nằm ngang chia cắt đồng bằng duyên hải Trung Bộ.

d) Vùng núi và cao nguyên Trường Sơn Nam là vùng đồi núi và cao nguyên hùng vĩ. Địa hình nổi bật là các cao nguyên rộng lớn, mặt phủ đất đỏ ba dan dày, xếp thành từng tầng trên các độ cao khoảng 400 m, 800 m, 1000 m.
Địa hình bán bình nguyên Đông Nam Bộ và vùng đồi trung du Bắc Bộ phần lớn là những thềm phù sa cổ có nơi cao tới 200 m, mang tính chất chuyển tiếp giữa miền núi và miền đóng bằng.

Bài giải tiếp theo
Khu vực đồng bằng
Lý thuyết đặc điểm các khu vực địa hình Địa lí 8
Địa hình bờ biển và thềm lục địa
Tìm trên hình 28.1 (SGK trang 103) các cánh cung sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn và Đông Triều,...
Vì sao Hoàng Liên Sơn được coi là nóc nhà của Việt Nam?
Quan sát hình 28.1 (SGK trang 103), cho biết: - Trường Sơn Bắc chạy theo hướng nào?
Tìm trên hình 28.1 các cao nguyên Kon Tum, Plây Ku, Đắk Lắk. Di Linh.
Trả lời câu hỏi mục 2 trang 105 SGK Địa lí 8
Nhìn trên hình 29.3 (SGK trang 106) em thấy đồng bằng sông Hồng có hình dạng như thế nào?
So sánh địa hình hai vùng đồng bằng nêu trên (hình 29.2 và 29.3) em nhận thấy chúng giống nhau và khác nhau như thế nào?