Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 - 1892)

Ngay từ năm 1883, ở vùng Bãi Sậy (Hưng Yên) đã diễn ra các hoạt động của nghĩa quân dưới sự lãnh đạo của Đinh Gia Quế.


Ngay từ năm 1883, ở vùng Bãi Sậy (Hưng Yên) đã diễn ra các hoạt động của nghĩa quân dưới sự lãnh đạo của Đinh Gia Quế. Năm 1885, hưởng ứng chiếu Cần vương của Hàm Nghi, phong trào kháng Pháp ở đây lại bùng lên mạnh mẽ. Người đứng đầu cuộc khởi nghĩa này là Nguyễn Thiện Thuật.
Dựa vào vùng lau sậy um tùm và đầm lầy thuộc các huyện Văn Lâm.
Văn Giang, Khoái Châu, Yên Mĩ..., nghĩa quân đã xây dựng căn cứ kháng chiến và triệt để áp dụng chiến thuật du kích đánh địch.
Sau những trận chống càn liên tiếp, lực lượng nghĩa quân bị suy giảm và rơi vào thế bị bao vây, cô lập. Đến cuối năm 1889, Nguyễn Thiện Thuật sang Trung Quốc, phong trào tiếp tục một thời gian rồi tan rã.

Bài giải tiếp theo
Khởi nghĩa Hương Khê (1885 - 1896)
Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy.
Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?
Em có nhận xét gì về phong trào vũ trang chống Pháp cuối thế kỉ XIX?
Nêu nguyên nhân, diễn biến cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế.
Cuộc chiến đấu ở Ba Đình đã diễn ra như thế nào?
Em hãy nêu những điểm khác nhau giữa khởi nghĩa Bãi Sậy và khởi nghĩa Ba Đình.
Dựa vào lược đồ, trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Hương Khê
Lý thuyết Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX

Bài học bổ sung
Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy.