Kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì (1873 - 1874)

Ngay khi quân Pháp kéo đến Hà Nội, nhân dân ta đã anh dũng đứng lên kháng chiến. Thấy lực lượng của địch ở Hà Nội tương đối yếu, quân ta khép chặt vòng vây. Ngày 21 - 12 - 1873


Ngay khi quân Pháp kéo đến Hà Nội, nhân dân ta đã anh dũng đứng lên kháng chiến.
Thấy lực lượng của địch ở Hà Nội tương đối yếu, quân ta khép chặt vòng vây. Ngày 21 - 12 - 1873, khi quân Pháp đánh ra cầu Giấy, chúng đã bị đội quân của Hoàng Tá Viêm phối hợp với quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc phục kích. Gác-ni-ê cùng nhiều sĩ quan thực dân và binh lính bị giết tại trận.
Chiến thắng cầu Giấy khiến quân Pháp hoang mang, còn quân dân ta thì phấn khởi, càng hăng hái đánh giặc.
Giữa lúc đó, triều đình Huế lại kí với thực dân Pháp Hiệp ước Giáp Tuất (15 - 3 - 1874). Theo đó, Pháp sẽ rút quân khỏi Bắc Kì, còn triều đình thì chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp.
Hiệp ước năm Giáp Tuất đã làm mất một phần quan trọng chủ quyền lãnh thổ, ngoại giao và thương mại của Việt Nam.

Bài giải tiếp theo
Tại sao Triều đình Huế kí Hiệp ước Giáp Tuất (1874)?
Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai (1882)
Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai như thế nào?
Nhân dân Bắc Kì tiếp tục kháng Pháp
Vì sao Thực dân Pháp không nhượng bộ triều đình Huế sau khi Ri-vi-e bị giết tại Cầu Giấy năm 1883
Hiệp ước Pa-tơ-nốt. Nhà nước phong kiến Việt Nam sụp đổ (1884)
Thái độ của nhân dân ta khi triều đình Huế kí các hiệp ước đầu hàng thực dân Pháp như thế nào?
Lập bảng nêu nội dung chủ yếu của các hiệp ước 1883 và 1884.
Tại sao nói từ năm 1858 đến năm 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược
Trình bày diễn biến của trận Cầu Giấy năm 1873.


Bài giải liên quan

Từ khóa