Chọn một số hạt đỗ tốt, khô bỏ vào 3 cốc thủy tinh, mỗi cốc 10 hạt, cốc 1 không bỏ gì thêm, cốc 2 đổ nước cho ngập hạt khoảng 6 – 7 cm , cốc 3 lót xuống dưới những hạt đỗ một lớp bông ẩm rồi để cả 3 cốc ở chỗ mát (H35).
Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 113 SGK Sinh học 6. Chọn một số hạt đỗ tốt, khô bỏ vào 3 cốc thủy tinh, mỗi cốc 10 hạt, cốc 1 không bỏ gì thêm, cốc 2 đổ nước cho ngập hạt khoảng 6 – 7 cm , cốc 3 lót xuống dưới những hạt đỗ một lớp bông ẩm rồi để cả 3 cốc ở chỗ mát (H35).
Đề bài
Chọn một số hạt đỗ tốt, khô bỏ vào 3 cốc thủy tinh, mỗi cốc 10 hạt, cốc 1 không bỏ gì thêm, cốc 2 đổ nước cho ngập hạt khoảng 6 – 7 cm , cốc 3 lót xuống dưới những hạt đỗ một lớp bông ẩm rồi để cả 3 cốc ở chỗ mát (H35)
- Sau 3 – 4 ngày, đếm số hạt nảy mầm ở mỗi cốc, viết kết quả của thí nghiệm vào bảng sau
STT |
Điều kiện thí nghiệm |
Kết quả thí nghiệm (số hạt nảy mầm) |
Cốc 1 |
10 hạt đỗ đen để khô |
|
Cốc 2 |
10 hạt đỗ đen ngâm nước |
|
Cốc 3 |
10 hạt đỗ đen trên bông ẩm |
|
- Từ bảng trên hãy suy nghĩ để trả lời câu hỏi:
+ Hạt đỗ ở cốc nào đã nảy mầm?
+ Giải thích vì sao hạt đỗ ở các cốc khác không nảy mầm được?
+ Kết quả của thí nghiệm cho ta biết hạt nảy mầm cần những điều kiện gì?
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Lời giải chi tiết
+ HS làm thí nghiệm tự thống kê số lượng hạt nảy mầm ở các cốc 1 , cốc 2 , cốc 3 vào vở
+ Từ kết quả của bảng nhận xét :
+ Hạt đỗ ở cốc 3 nảy mầm.
+ Hạt đỗ ở cốc 1 không nảy mầm vì thiếu nước, hạt đỗ ở cốc 2 không nảy mầm vì thiếu khí oxi.
+ Điều kiện cho sự nảy mầm của hạt là nước và khí oxi.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Chọn một số hạt đỗ tốt, khô bỏ vào 3 cốc thủy tinh, mỗi cốc 10 hạt, cốc 1 không bỏ gì thêm, cốc 2 đổ nước cho ngập hạt khoảng 6 – 7 cm , cốc 3 lót xuống dưới những hạt đỗ một lớp bông ẩm rồi để cả 3 cốc ở chỗ mát (H35). timdapan.com"