Hương Sơn phong cảnh - Chu Mạnh Trinh

Hương Sơn phong cảnh - Chu Mạnh Trinh bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 10


Tác giả

Chu Mạnh Trinh

1. Tiểu sử

- Chu Mạnh Trinh (1862 - 1905), tự Cán Thần, hiệu Trúc Văn, là một danh sĩ thời Nguyễn, người làng Phú Thị, huyện Đông Yên nay là huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.

- Từ bé ông đã nổi tiếng thông minh, có tài văn chương. Năm 19 tuổi đỗ tú tài rồi đến xin học với phó bảng Phạm Hy Lượng, mấy năm sau thầy gả con gái cho

- Năm 25 tuổi đỗ Giải nguyên trường Hương khoa thi Bính Tuất(1885). Khoa thi Hội năm Nhâm Thìn (1892), ông đậu Tiến sĩ. Sau khi đỗ Tam giáp Tiến sĩ khoa Nhâm Thìn (đời Thành Thái thứ tư, Chu Mạnh Trinh được bổ làm Tri phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nội, có tiếng là công minh chính trực; có lần ông đã phạt đánh roi một tu sĩ người Pháp cậy thế lộng hành.

- Làm tri phủ ít lâu thì cha mất, năm 1093, ông từ quan về quê ở ẩn. Lúc trở lại làm quan được thăng chức Án sát tỉnh Hà Nam, Hưng Yên, Bắc Ninh, Thái Nguyên.

- Ông là người thạo cầm, kì, thi, họa, am hiểu nghệ thuật kiến trúc, đã vẽ kiểu chùa Thiên Trù (Hương Sơn) khi trùng tu

- Ông mất năm 1905, khi mới 43 tuổi.

2. Sự nghiệp văn học

- Ông đoạt giải nhất thơ Nôm trong cuộc thi vịnh Kiều năm 1905 tại Hưng Yên

- Ông là tác giả bài phú Hàm Tử quan hoài cổ

- Là một danh sĩ, Chu Mạnh Trinh nổi tiếng là người có tài văn chương. Tác phẩm nổi tiếng của Chu Mạnh Trinh là bài hát nói Hương sơn phong cảnh ca'


Tác phẩm

Hương Sơn phong cảnh

1. Xuất xứ

- Văn bản in trong Việt Nam ca trù biên khảo, Đỗ Bằng Đoàn và Đỗ Trọng Huề, NXB thành phố Hồ Chí Minh, 1995; có tham khảo văn bản Bài ca phong cảnh Hương Sơn, Ngữ Văn 11, tập một, Hoàng Như Mai, chủ biên, NXB Giáo dục, 2005.

2. Bố cục

- Phần 1 (4 câu thơ đầu): Sự ngạc nhiên của chủ thể trữ tình khi lần đầu đặt chân đến Hương Sơn.

- Phần 2 (14 câu thơ tiếp): Vẻ đẹp của khung cảnh Hương Sơn qua cái nhìn của chủ thể trữ tình.

- Phần 3 (còn lại): Cảm xúc của chủ thể trữ tình sau khi tham quan cảnh đẹp Hương Sơn.

- Bài hát nói biến thể thì số khổ giữa có thể tăng (gọi là dôi khổ) hoặc giảm (gọi là thiếu khổ). Trong bài hát nói, quy định về số tiếng, cách gieo vần và ngắt nhịp tương đối tự do

3. Giá trị nội dung

- Văn bản thể hiện được vẻ đẹp của Hương Sơn với vẻ nên thơ, trầm tĩnh và yên bình

- Cho thấy tâm trạng và nỗi niềm của chủ thể trữ tình hay cũng chính là tác giả:

- Sự ngạc nhiên, thích thú và thỏa mãn khi đặt chân tới phong cảnh Hương Sơn, qua đó bày tỏ lòng yêu nước, yêu thiên nhiên của mình

- Nỗi niềm muốn tránh xa thế sự, lui về ở ẩn tìm bình yên, an nhàn của mình

4. Giá trị nghệ thuật

- Ngôn từ kết hợp sử dụng từ Hán Việt và thuần Việt

- Sử dụng biện pháp đảo ngữ, câu hỏi tu từ

- Phong cảnh trong văn bản được miêu tả, quan sát tỉ mỉ

- Hệ thống vần nhịp kết hợp với ngôn từ trong bài thơ tạo nên tiết tấu, âm hưởng chậm rãi, như một bài ca