Hướng dẫn thực hành 6: Làm quen với Word

Khởi động Word và tìm hiểu các thành phần trên màn hình của Word


Đề bài

Hướng dẫn thực hành 6: Làm quen với Word

Lời giải chi tiết

1. Mục đích, yêu cầu

- Khởi động/kết thúc Word;

- Phân biệt các thành phần chính trên màn hình Word;

- Sử dụng tốt các thao tác với văn bản: cắt, dán, xoá, sao chép;

- Biết soạn thảo văn bản đơn giản trong tiếng Việt theo một trong hai cách (TVCN3 và VNI) gõ tiếng Việt và làm quen với các phím trên bàn phím;

- Biết cách lưu (ghi) văn bản vào đĩa;

2. Nội dung

a) Khởi động Word và tìm hiểu các thành phần trên màn hình của Word

a1) Khởi động Word.

Các em cố gắng nhớ hai cách để khởi động Word: từ menu Start và nhấp đúp chuột lên biểu tượng trên màn hình nền.

a2) Phân biệt được các thanh tiêu đề, thanh bảng chọn, thanh trạng thái, các thanh

a3) Các cách thực hiện lệnh trong Word, đó là: sử dụng lệnh trong các bảng chọn hoặc sử dụng các biểu tượng (nút lệnh) tương ứng trên các thanh công cụ hoặc các tổ hợp phím tắt.

- Thực hiện lệnh trong các bảng chọn

Mỗi bảng chọn gồm các lệnh có chức năng cùng nhóm. Chẳng hạn, thanh bảng chọn chứa tên các bảng chọn, đó là: File, Edit, View, Insert, Format, Tools, Table, Windows, Help.

Khi chọn mục File (các lệnh xử lí văn bản) sẽ xuất hiện thực đơn dọc, trong thực đơn dọc là các mục lệnh như: New, Open, Close, Save, Save As, ... (Hình 66).

Khi muốn thực hiện một lệnh nào đó ta chỉ việc nhấp chuột vào dòng lệnh đó.

- Thực hiện lệnh bằng các biểu tượng (nút lệnh) tương ứng trên các thanh công cụ.

Để thực hiện một lệnh nào đó bằng việc sử dụng các biểu tượng, chẳng hạn lệnh Save (lưu văn bản lên đĩa) trên thanh công cụ ta chỉ nhấp chuột lên biểu tượng tương ứng thay vì thực hiện lệnh này bằng bảng chọn mục lệnh File/Save hoặc bằng tổ hợp phím Ctrl+S.

- Thực hiện bằng các tổ hợp phím tắt

Để thực hiện một lệnh nào đó bằng việc sử dụng các tổ hợp phím tắt, chẳng hạn lệnh Save (lưu văn bản lên đĩa), ta dùng tổ hợp phím Ctrl+S thay vì thực hiện lệnh này bằng bảng chọn mục lệnh File/Save hoặc nhấp chuột lên biểu tượng Save trên thanh công cụ chuẩn.

Như vậy ta có thể thực hiện lệnh trong Word bằng một trong ba cách vừa nêu trên. Ngoài ra còn những cách ra lệnh khác.

a4) Tìm hiểu một số chức năng trong các bảng chọn: mở, đóng, lưu tệp, hiển thị thước đo, hiển thị các thanh công cụ (chuẩn, định dạng, vẽ hình).

- Chức năng mở trong bảng chọn

Ta biết rằng, thanh bảng chọn chứa tên các bảng chọn, đó là: File, Edit, View, Insert, Format, Tools, Table, Windows, Help.

Chức năng mở  (Open) ở trong mục chọn File. Trong thực đơn dọc open là các mục lệnh như: New, Open, Close, Save, Save As,...

Chức năng mở là để mở một tệp đã có trong đĩa. Khi nhấp chuột vào lên nút lệnh Open sẽ xuất hiện hộp thoại Open.

Ta có thể mở tệp văn bản bằng một trong các cách sau:

Cách 1: Gõ tên tệp cần mở vào mục File name, chọn tiếp nút Open.

Cách 2: Trong hộp thoại nhấp chọn tệp cần mở, gõ phím Enter.

Cách 3 : Trong hộp thoại nhấp chọn tệp cần mở, nhấp nút Open (Hình 67).

- Chức năng đóng trong bảng chọn

Cũng như chức năng Open, chức năng đóng ở trong mục chọn File.

Chức năng dùng để đóng tệp đang mở. Ta có thể đóng tệp văn bản bằng cách nhấp chuột vào nút lệnh Close. (Hình 68).

- Chức năng lưu tệp trong bảng chọn

Chức năng này ở trong mục chọn File và được dùng để ghi thông tin lên đĩa. Lưu tệp vàn bản lên đĩa có hai hình thức:

• Lưu tệp văn bản lên đĩa lần đầu:

Các bước thực hiện:

Nhấp chọn menu File/Save (hoặc nhấp chuột lên biểu tượng Save thanh công cụ chuẩn). Xuất hiện hộp thoại Save As.

• Xử lí hộp thoại:

- Gõ tên tệp văn bản vào mục File name

- Tạo đường dẫn đến thứ mục chứa tệp cần lưu (Hình 69).

- Nhấp nút Save hoặc gõ phím Enter.

• Lưu tệp văn bản lên đĩa với tên khác:

Các bước thực hiện:

Nhấp chọn menu File/ Save As. Xuất hiện hộp thoại Save As.

Các bước tiếp theo tương tự như lưu tệp lên đĩa lần đầu.

- Chức năng hiển thị thước đo trong bảng chọn

Chức năng này cho ta thấy kích thước hiển thị trên một trang màn hình. Có hai kích thước trên màn hình Word, đó là thước ngang (Hình 70) và thước dọc.

Lưu ý: Đế hiển thị/tắt các thành phần trên của màn hình soạn thảo, ta thực hiện lệnh: View/Toolbars 

Ví dụ, để hiển thị thanh công cụ định dạng (Formating) ta thực hiện lệnh: View/Toolbars/Formating (Hình 71).

-  Chức năng thanh công cụ chuẩn (Standard)

Thanh công cụ chuẩn có chức năng chứa các biểu tượng (nút lệnh) tương ứng các lệnh trên thanh bảng chọn. Các biểu tượng đó là: New, Open, Save, Search, Print, print Privew, Spelling and Grammar, Cut, Copy, Paste...

 - Chức năng thanh công cụ định dạng (Formating)

Thanh công cụ định dạng có chức năng để định dạng chữ : dáng chữ (style), kiểu chữ (Font), cỡ chữ (Size), in đậm, in nghiêng, in gạch chân; căn lề,...

- Chức năng thanh công cụ vẽ (Drawing)

Thanh công cụ vẽ có chức năng để tạo các hình vẽ, chọn các đối tượng vẽ, quay các hình, tạo chữ nghệ thuật, các chế độ màu...

a5) Tìm hiếu các nút lệnh trên một số thanh công cụ
- Một số nút lệnh của cơ bản trên thanh công cụ chuẩn và tính năng của chúng

Nút lệnh

Tên nút lệnh

Tính năng

 

New

Tạo tệp mới

 

Open

Mở tệp đã có

 

Save

Lưu tệp đang mở

 

Print

In tệp đang mở

 

Print Preview

Xem văn bản trước khi in

 

Spelling

Kiểm tra chính tả và ngữ pháp (nếu có)

 

Cut

Cắt đối tượng được đánh dấu và đặt vào Clipboard

 

Copy

Sao đối tượng được đánh dấu vào Clipboard

 

Paste

Dán (sao) nội dung Clipboard vào vị trí con trỏ văn bản

 

Undo

Huỷ bỏ thao tác vừa làm

 

Redo

Khôi phục thao tác vừa huỷ bỏ

- Một số nút lệnh của cơ bản trên thanh công cụ định dạng và tính năng của chúng:

Tên nút lệnh

Tính năng

Bold

In đậm

Italic

In nghiêng

Underline

In gạch chân

Align Left

Căn lề trái

Center

Căn giữa

Align Right

Căn lề phải

Justify

Căn đều hai bên

Line Spacing

Khoảng cách giữa các dòng

Numbering

Đánh số tự động

Bulltets

Đánh dấu tự động

Outside Boder

Tạo đường kẻ xung quanh

- Một số nút lệnh của cơ bản trên thanh công cụ vẽ và tính năng của chúng:

Tên nút lệnh

Tính năng

Draw

Định dạng, nhóm các đối tượng...

Select Ojects

Chọn các đối tượng

AutoShapes

Tạo các hình, các đường kẻ... .

Line

Tạo đường thẳng

Arraw

Tạo đường mũi tên

Rectangle

Tạo hình chữ nhật

Oval

Tạo hình ôval

Text box

Tạo hình có chữ bên trong

Insert WordArt

Chèn chữ nghệ thuật

Insert Diagram or Organization Chart

Chèn biểu đồ hoặc đồ thị

Insert Clip Art

Chèn ảnh

Font Color

Chọn màu chữ

Line Style

Tạo dáng các đường kẻ

Ngoài ra ta có thể giảm bớt các nút lệnh trên thanh công cụ bằng lệnh Add or Remove Buttons (Hình 72) trong bảng chọn khi nhấp nút hình tam giác nhỏ ở bên phải nhất thanh công cụ.

a6)Thực hành với thanh dọc và thanh cuộn ngang để di chuyển đến các thành phần khác nhau của văn bản.

Ta biết rằng một văn bản chỉ có vài trang màn hình thì việc di chuyển trong đó không khó khăn gì và ta có thể nhấp chuột lên các phím dịch chuyển con trỏ:

Nhưng đối với những văn bản gồm nhiều trang màn hình thì nếu ta di chuyển đến các thành phần khác bằng các phím dịch chuyển sẽ mất rất nhiều thời gian và chậm. Vì thế ta nên dùng thanh cuộn dọc và thanh cuộn ngang dùng để hiển thị những phần khác nhau của văn bản một cách nhanh chóng và thuận lợi (Hình 73) bằng cách nhấn, giữ và kéo thanh cuộn ngang sang trái, sang phải và thanh cuộn dọc lên trên, xuống dưới đến nơi mình cần làm việc.

b) Soạn một vần bản đơn giản

b1) Nhập đoạn văn đã nêu ở trên.

Trước khi nhập đoạn văn các em nên nhớ phải bật chức năng gõ tiếng Việt, phông chữ tương ứng với bộ mã chọn trong trình gõ chữ Việt, chẳng hạn khi các gõ chữ Việt theo kiểu Telex thì các em chọn phông chữ .VnTime với bảng mã TCVN3. (Hình 74).

Trong khi gõ các em không cần phải sửa những lỗi mà đợi đến khi nào gõ xong mới sửa, mới hiệu chỉnh, căn chỉnh, định dạng...

b2) Lưu văn bản với tên Don xin hoc 

Các bước thực hiện:

Nhấp chọn menu Fie/Save (hoặc nhấp chuột lên biểu tượng Save thanh công cụ chuẩn). Xuất hiện hộp thoại Save As (Hình 75).

Xử lí hộp thoại:

- Gõ tên tệp văn bản Don xin hoc vào mục File name;

- Tạo đường dẫn đến thư mục chứa tệp cần lưu (nếu cần);

- Nhấp nút Save hoặc gõ phím Enter.

b3) Hãy sửa lỗi chính tả (nếu có) trong bài

Khi sửa lỗi chính tả, để cho nhanh các em nên nhấp chuột đến các chữ sai lỗi chính tả, sau đó dùng phím Delete, phím xoá ngược (Backspace), Del.. để xoá các chữ sai lỗi chính tả. Nhiều khi một chữ nào đó sai không hết cả chữ mà chỉ saì một kí tự nào đó thì ta chỉ cần xoá và sửa lại kí tự đó. Chẳng hạn, ta đã gõ chữ trong mà muốn chữa thành chữ trông thì ta chỉ xoá chữ o và gõ luôn ô (kiểu Telex gõ là oo).

Lưu ý:  Khi sửa lỗi ta nên dùng chế độ chèn. Sau khi sửa lỗi chính tả ta nên lưu văn bản lại. 

b4) Gõ đoạn văn trên theo hai chế độ: chế độ chèn và chế độ đè.

• Ở chế độ chèn (Insert), nội dung văn bản gõ từ bàn phím sẽ được chèn vào trước nội dung đã có từ vị trí con trỏ văn bản.

• Ở chế độ đè (Overwrite), mỗi kí tự gõ vào từ bàn phím sẽ ghi đè, thay thế kí tự đã có tại vị trí con trỏ văn bản.

Ta có thể nhận biết chế độ chèn/chế độ đè bằng cách quan sát thanh trạng thái: nếu chữ OVR sáng có nghĩa đang ở chế độ đè, ngược lại là đang ở chế độ chèn (Hình 76).

Lưu ý: Nhấn phím Insert hoặc nhấp đúp chuột vào nút OVR trên thanh trạng thái để chuyển đổi giữa hai chế độ gõ.

b5) Tập di chuyển, xoá, sao chép phần văn bản bằng ba cách:

Cách 1: Lệnh trong bảng chọn tức là dùng các lệnh ở menu Edit;

Cách 2. Nút lệnh trong thanh công cụ chuẩn (Cut, Copy, Paste);

Cách 3: Tổ hợp phím tắt, tức là tổ hợp phím: Ctr!+A - chọn toàn bộ văn bản; Ctrl+C - tương đương lệnh Copy; Ctrl+X - tương đương lệnh Cut; Ctrl+V - tương đương lệnh Paste.

Trong ba cách trên thì hai cách đầu đã nêu trong sách giáo khoa, còn cách thứ ba ta sẽ nêu chi tiết dưới đây:

• Di chuyển phần văn bản bằng tổ hợp phím tắt

Các bước thực hiện :

- Chọn phần văn bản cần di chuyển;

- Nhấn đồng thời Ctrl+X ;

- Đưa con trỏ văn bản tới vị trí mới;

- Nhấn đồng thời Ctrl+V 

• Xoá phần văn bản bằng tổ hợp phím tắt

Các bước thực hiện:

- Chọn phần văn bản cần xoá;

- Nhấn đồng thời Ctrl+X ;

• Sao chép phần văn bản bằng tổ hợp phím tắt

Các bước thực hiện .

- Chọn phần văn bản cần sao chép;

- Nhấn đồng thời Ctrl+C ;

- Đưa con trỏ văn bản tới vị trí cần chép đến;

- Nhấn đồng thời Ctrl+V .

Ngoài ba cách trên, ta có thể di chuyển, xoá, sao chép phần văn bản bằng dùng nút phải chuột

• Di chuyển phần văn bản bằng nút phải chuột

Các bước thực hiện:

- Chọn phần văn bản cần di chuyển;

- Nhấp nút phải chuột. Hộp thoại nhanh xuất hiện.

- Trong hộp thoại, chọn Cut;

- Đưa con trỏ văn bản tới vị trí mới ;

- Nhấp nút phải chuột. Hộp thoại nhanh xuất hiện (Hình 77);

- Chọn Paste.

• Xóa phần văn bản bằng nút chuột phải:

- Chọn phần văn bản cần xóa

- Nhấp nút phải chuột. Hộp thoại nhanh xuất hiện;

- Trong hộp thoại, Chọn Cut.

 • Sao chép phần văn bản bằng nút phải chuột

Các bước thực hiện:

- Đưa con trỏ văn bản tới vị trí cần chép đến;

- Nhấp nút phải chuột. Hộp thoại nhanh xuất hiện;

- Chọn Paste

b6) Lưu văn bản đã sửa

Sau khi đã lưu văn bản, ta kết thúc Word bằng nhấp chọn menu File/Exit hoặc nhấp chuột vào nút x ở góc trên bên phải màn hình của Word. Để lưu văn bản đã sửa ta chỉ cần nhấp chuột vào biểu tượng Save công cụ chuẩn hoặc nhấp chọn menu File/Save.

b7) Kết thúc Word

c)  Thực hành gõ tiếng Việt bài: Hồ Hoàn Kiếm.

Bài này ta có thể gõ theo hai chế độ TELEX và VNI.

Bài giải tiếp theo