Hoạt động 6 trang 110 sách Tài liệu Dạy – Học Vật lí 7
Giải bài tập Hoạt động 6 trang 110 sách Tài liệu Dạy – Học Vật lí 7
Đề bài
Từ các kiến thức về cấu tạo nguyên tử và sự nhiễm điện của một vật, em hãy trả lời các câu hỏi sau đây về hiện tượng thanh nhựa cọ xát với tời giấy khô:
a) Trước khi cọ xát, trong mỗi vật có điện tích dương và điện tích âm không ?Nếu có, các điện tích này tồn tại ở những loại hạt nào trong các nguyên tử cấu tạo nên vật ?
b) Vì sai trước khi cọ xát, thanh nhựa không hút được các vụn giấy ?
c) Sau khi cọ xát với giấy khô, thanh nhựa nhiễm điện âm. Thanh nhựa đã nhận thêm hay mất bớt electron ?
d) Vì sao sau khi cọ xát, giấy cũng nhiễm điện ? Giấy mang điện tích âm hay điện tích dương, vì sao ?
Lời giải chi tiết
a) Trước khi cọ xát, trong mỗi vật đều có điện tích dương và điện tích âm. Các điện tích này gồm hạt nhân mang điện tích dương và các electron mang điện tích âm. Tổng điện tích âm của các electron có độ lớn bằng điện tích dương của hạt nhận. Do đó bình thường nguyên tử trung hòa về điện và vật không nhiễm điện.
b) Trước khi cọ xát với giấy khô, thanh nhựa không hút được các vụ giấy vì tổng điện tích âm của accs electron trong thanh nhựa có độ lớn bằng điện tích dương trên thanh nên nó trung hòa về điện.
c) Sau khi cọ xát với giây khô, thanh nhựa nhiễm điện âm. Thanh nhựa đã nhận thêm electron từ giấy khô.
d) Sau khi cọ xát, giấy cũng nhiễm điện. Giấy mang điện tích dương vì electron từ giấy đã chuyển sang tấm lụa nên nó mất bớt điện tích âm. Lúc này tổng số hạt mang điện tích dương của giấy lớn hơn tổng số hạt mang điện tích âm. Giấy mang điện tích dương.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Hoạt động 6 trang 110 sách Tài liệu Dạy – Học Vật lí 7 timdapan.com"