Hoạt động 4 trang 23 Sách Tài liệu dạy – học Vật lí 6

Giải bài tập Hoạt động 4 trang 23 Tài liệu Dạy - học Vật lí 6


Đề bài

Lần lượt đo thể tích của một quả trứng và một quả quýt nhỏ (hình H4.5) khi các quả này bỏ lọt vào trong bình chia độ.

Em hãy thực hiện các công việc sau:

- Liệt kê các vật dụng cần thiết

- Mô tả các bước thực hiện để đo thể tích của vật bằng bình chia độ.

- Vẽ bảng kết quả đo và ghi kết quả vào bảng

Vật cần đo thể tích

Dụng cụ đo

Thể tích ước lượng

Thể tích đo được

GHĐ

ĐCNN

 

 

 

 

 

 

Chú ý: Để thả vật vào bình, ta có thể dùng dây cột mảnh, dùng tay hoặc dùng chiếc gắp (cái kẹp)

Nếu vật rắn không bỏ lọt vào bình chia độ, ta làm cách nào để đo được thể tích của vật.

Lời giải chi tiết

Các vật dụng cần thiết để đo thể tích của quả trứng và quả quýt gồm: bình chia độ, nước, cái kẹp.

Các bước thực hiện đo thể tích:

1. Đổ nước vào trong bình, đọc giá trị thể tích là V1

2. Dùng kẹp cho quả trứng vào bình, để quả trứng ngập nước rồi đọc giá trị thể tích V2 sau khi nước dâng lên.

3. Thể tích phần nước dâng lên V2 – V1 chính là thể tích quả trứng.

4. Dùng kẹp lấy quả trứng ra, rồi đọc giá trị thể tích nước còn lại trong bình là V’1 (nước trong bình không còn như ban đầu do một phần bám vào vỏ trứng và rơi rớt ra ngoài).

5. Dùng kẹp cho quả quýt vào bình, để quả quýt ngập nước rồi đọc giá trị thể tích V’2 sau khi nước dân lên.

6. Thể tích phần nước dâng lên V’2 – V’1 chính là thể tích quả quýt.

Bài giải tiếp theo
Hoạt động 5 trang 24 Sách Tài liệu dạy – học Vật lí 6
Hoạt động 6 trang 24 Sách Tài liệu dạy – học Vật lí 6
Hoạt động 7 trang 24 Sách Tài liệu dạy – học Vật lí 6
Hoạt động 8 trang 25 Sách Tài liệu dạy – học Vật lí 6
Bài 1 trang 25 Sách Tài liệu dạy – học Vật lí 6
Bài 2 trang 25 Sách Tài liệu dạy – học Vật lí 6
Bài 3 trang 25 Sách Tài liệu dạy – học Vật lí 6
Bài 4 trang 25 Sách Tài liệu dạy – học Vật lí 6
Bài 5 trang 25 Sách Tài liệu dạy – học Vật lí 6
Bài 6 trang 25 Sách Tài liệu dạy – học Vật lí 6


Từ khóa