Hoạt động 3 trang 7 Tài liệu dạy - học Hóa học 8 tập 2

Giải bài tập Hoạt động 3 trang 7 Tài liệu dạy - học Hóa học 8 tập 2.


Đề bài

Tìm hiểu tính chất hóa học của oxi, phản ứng với các phi kim.
Quan sát thí nghiệm, thảo luận nhóm, đưa ra nhận xét và trả lời các câu hỏi.
a) Thí nghiệm 1:

b) Thí nghiệm 2 :

Lời giải chi tiết

a) Thí nghiệm 1:
- Khi đưa muỗng sắt chứa một ít bột lưu huỳnh vào bình chưa khí oxi. Không có hiện tượng gì xảy ra ( lưu huỳnh không bốc cháy).
- Sự khác nhau khi lưu huỳnh cháy trong không khí và trong oxi là: Lưu huỳnh cháy trong không khí với ngọn lửa nhỏ màu xanh mờ, lưu huỳnh cháy trong oxi mãnh nhiệt hơn cho ngọn lửa màu sáng xanh.
- Sản phẩm cháy của lưu huỳnh trong khí oxi là lưu huỳnh đioxit (\(S{O_2}\) ).

Lưu huỳnh cháy trong khí oxi mãnh liệt hơn trong không khí và tạo thành khí sunfur ((  (\(S{O_2}\) ), theo phương thức hóa học : \({S_{(r)}} + {O_{2(k)}}\buildrel {{t^0}} \over \longrightarrow S{O_{2(k)}}\)

b) Thí nghiệm 2:
- khi đưa muỗng sắt chứa một lượng nhỏ photpho đỏ vào bình chưa khí oxi thì không có hiện tượng gì xảy ra.
- Khác nhau giữa photpho cháy trong không khí và cháy trong oxi là: Photpho cháy trong không khí cho ngọn lửa sáng yếu. photpho cháy trong khí oxi cho ngọn lửa sáng chói và có khói trắng tạo thành là điphotpho pentaoxit (\({P_2}{O_5}\)).
- Chất tạo thành trong lọ đựng khí oxi ở dạng khói trắng.
- Sản phầm cháy của photpho trong khí oxi là điphotpho pentaoxit (\({P_2}{O_5}\)).

Photpho cháy mạnh trong khí oxi hơn so với trong không khí và tạo thành hợp chất bột màu trắng điphotpho pentaoxit (\({P_2}{O_5}\)) theo phương trình hóa học:    \(4{P_{(r)}} + 5{O_{2(k)}}\buildrel {{t^0}} \over \longrightarrow 2{P_2}{O_{5(r)}}\)



Từ khóa phổ biến