Hoạt động 3 trang 59 Tài liệu Dạy – Học Vật lí 9 tập 2

Giải bài tập Hoạt động 3 trang 59 Tài liệu Dạy – Học Vật lí 9 tập 2.


Đề bài

Hãy tìm hiểu, vận dụng và kết luận.

Khi quan sát một vật nhỏ, ta không thể đặt mắt quá gần vì mắt không thể nhìn rõ khi ở qua gần vật. Để quan sát được lâu, ta thường chỉ có thể đặt vật gần nhất cách mắt khoảng 25 cm. Khi này ảnh của vật trên màng lưới rất nhỏ nên ta không quan sát được các chi tiết của vật (hình H28.9)

 

Khi nhìn qua kính lúp, vật có thể nằm gần kính lúp và mắt, ảnh qua kính rời ra xa vật và lớn hơn nhiều so với vật. Khi này ảnh của vật trên màng lưới hơn nhiều so với khi không dùng kính lúp, mắt quan sát thấy ảnh lớn hơn, đồng thời mắt có thể quan sát được lâu mà vẫn không bị mỏi (hình 28.10).

 

Mỗi kính lúp có một số bội giác (kí hiệu là G) được ghi bằng các con số như 2x, 5x, 10x… trên khung kính lúp.

Giữa số bội giác G và tiêu cự f (đo bằng đơn vị centimét) của một kính lúp vó hệ thức.

                                    \(G = {{25} \over f}\)

Số bội giác của kính lúp cho biết, ảnh trên màng lưới do mắt quan sát qua kính khi nhìn lâu không bị mỏi lớn gấp bao nhiêu lần ảnh trên màng lưới mà mắt nhận được khi quan sát trực tiếp vật đặt gần mắt.

Hãy quan sát các kính lúp trong hình H28.11. Số bội giác được ghi trên mỗi kính lúp. Em hãy cho biết:

- Quan sát một vật nhỏ qua kính lúp nào, ta nhìn thấy ảnh lớn nhất?

- Kính lúp nào có tiêu cự lớn nhất, nhỏ nhất?

- Tiêu cự của mỗi kính lúp là bao nhiêu?

Lời giải chi tiết

- Quan sát các vật nhỏ qua kính lúp có độ bội giác 10x ta thấy ảnh lớn nhất.

- Kính lúp có tiêu cự lớn nhất là kính có độ bội giác 2x. Tiêu cự nhỏ nhất là kính có độ bội giác 10x.

- Tiêu cự của kính lúp 10x: \({f_1} = 25/10 = 2,5\) cm.

- Tiêu cự của kính lúp 5x: \({f_2} = 25/5 = 5\) cm.

- Tiêu cự của kính lúp 2x: \({f_3} = 25/2 = 12,5\) cm.

KẾT LUẬN

Dùng kính lúp có số bội giác càng lớn để quan sát thì ta thấy ảnh càng lớn.