Hệ sinh thái

Khái niệm hệ sinh thái, thành phần cấu trúc và các kiểu hệ sinh thái.


Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và sinh cảnh của quần xã (môi trường vô sinh của quầnxã). Trong hệ sinh thái, các sinh vật trong quần xã luôn luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các thành phần vô sinh của sinh cảnh.

Một hệ sinh thái bao gồm 2 thành phần cấu trúc: thành phần vô sinh là môi trường vật lí (sinh cảnh) và thành phần hữu sinh là quần xã sinh vật:

  • Sinh vật sản xuất:đó là những loài sinh vật có khả năng quang hợp và hóa tổng hợp, tạo nên nguồn thức ăn cho mình và để nuôi các loài sinh vật dị dưỡng.
  • Sinh vật tiêu thụ:gồm các loài động vật ăn thực vật, sau là những loài động vật ăn thịt.
  • Sinh vật phân hủy:nhóm này gồm các vi sinh vật sống dựa vào sự phân hủy các chất hữu cơ có sẵn. Chúng tham gia vào việc phân giải vật chất để trả lại cho môi trường những chất ban đầu.

- Các hệ sinh thái tự nhiên: các hệ sinh thái trên cạn (rừng nhiệt đới, sa mạc và hoang mạc, sa van đồng cỏ, thảo nguyên, rừng lá rộng ôn đới, rừng thông phương Bắc, đồng rêu hàn đới) và các hệ sinh thái dưới nước (rừng ngập mặn, cỏ biển, rạn san hô và hệ sinh thái vùng biển khơi, ao, hồ, sông, suối...).

- Các hệ sinh thái nhân tạo: đồng ruộng, hồ nước, rừng trồng, thành phố... đóng vai trò hết sức quan trọng trong cuốc sống của con người. Hệ sinh thái nông nghiệp cần bón thêm phân, tưới nước và diệt cỏ dại. 

Bài giải tiếp theo



Từ khóa phổ biến