Hãy viết đoạn văn chia sẻ cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Gặp lá cơm nếp của Thanh Thảo.

Bài thơ Gặp lá cơm nếp viết về đề tài rất quen thuộc mẹ và quê hương nhưng đã mượn hình ảnh và hương vị của loài cây thân thiết ở mỗi miền quê để gửi gắm tâm tư, tình cảm của thi sĩ


Dàn ý

1. Mở đoạn

- Dẫn dắt, giới thiệu tác giả Thanh Thảo và bài thơ Gặp lá cơm nếp

- Ấn tượng, cảm xúc khái quát về bài thơ (lí do em muốn chia sẻ cảm xúc về bài thơ)

2. Thân đoạn

- Chia sẻ tình cảm của em về nội dung đề tài mà bài thơ phản ánh: Bài thơ viết về đề tài rất quen thuộc: mẹ và quê hương nhưng đã mượn hình ảnh và hương vị của loài cây thân thiết ở mỗi miền quê để gửi gắm tâm tư, tình cảm của thi sĩ: hình ảnh người lính gặp lá cơm nếp, nhớ về mẹ, nhớ về quê hương. Chính điều đó đã chạm vào trái tim mỗi người những rung động sâu xa.

- Chia sẻ tình cảm, cảm xúc về nghệ thuật đặc sắc được thể hiện trong bài thơ: Bằng việc sử dụng thể thơ năm chữ nhẹ nhàng, dung dị sâu lắng, bài thơ đã đem lại cho em nhiều cảm xúc. Những hình ảnh ẩn dụ: Phải mẹ thổi cơm nếp / Mà thơm suốt đường con / Ôi mùi vị quê hương… gợi lên trong lòng mỗi người cảm xúc nghẹn ngào.

- Bài thơ có ý nghĩa đối với đời sống con người: Mượn hình ảnh lá cơm nếp nhưng lan tỏa được tình yêu thương đến độc giả. Yêu mẹ, yêu quê hương chính là yêu những gì thân thuộc, gần gũi, giản dị nhất quanh chúng ta.

3. Kết đoạn

Mẹ và quê hương luôn dõi theo ta đi suốt cuộc đời, là suối nguồn cho ta tắm mát, là bến đỗ bình yên để ta neo đậu. Vì vậy, ta cần nâng niu trân trọng tình cảm ấy.


Bài siêu ngắn

      Bài thơ Gặp lá cơm nếp viết về đề tài rất quen thuộc mẹ và quê hương nhưng đã mượn hình ảnh và hương vị của loài cây thân thiết ở mỗi miền quê để gửi gắm tâm tư, tình cảm của thi sĩ: hình ảnh người lính gặp lá cơm nếp, nhớ về mẹ, nhớ về quê hương. Chính điều đó đã chạm vào trái tim mỗi người những rung động sâu xa. Bằng việc sử dụng thể thơ năm chữ nhẹ nhàng, dung dị sâu lắng, bài thơ đã đem lại cho em nhiều cảm xúc. Những hình ảnh ẩn dụ: Phải mẹ thổi cơm nếp / Mà thơm suốt đường con / Ôi mùi vị quê hương… gợi lên trong lòng mỗi người cảm xúc nghẹn ngào. Mượn hình ảnh lá cơm nếp nhưng lan tỏa được tình yêu thương đến độc giả. Yêu mẹ, yêu quê hương chính là yêu những gì thân thuộc, gần gũi, giản dị nhất quanh chúng ta.


Bài mẫu

      Thanh Thảo là một nhà thơ trưởng thành trong thời chống Mĩ cứu nước với những bài thơ có sự cách tân vô cùng độc đáo, mới lạ cả về nội dung và hình thức thể hiện. Tuy nhiên, ông cũng có không ít những bài thơ đời thường, giản dị, nhất là khi viết về người lính, về mẹ. Thơ chống Mĩ nói chung và thơ Thanh Thảo nói riêng đều cố gắng đi sâu thể hiện những tình cảm riêng tư của người lính. Bài thơ Gặp lá cơm nếp của Thanh Thảo viết về đề tài rất quen thuộc: mẹ và quê hương nhưng đã mượn hình ảnh và hương vị của loài cây thân thiết ở mỗi miền quê để gửi gắm tâm tư, tình cảm của thi sĩ: hình ảnh người lính gặp lá cơm nếp, nhớ về mẹ, nhớ về quê hương. Chính điều đó đã chạm vào trái tim mỗi người những rung động sâu xa. Trong tâm hồn các anh, người mẹ là hình ảnh lớn lao nhất, đẹp đẽ nhất của quê hương. Với người lính, mẹ là suối nguồn của yêu thương, là ánh sáng diệu kì dõi theo con suốt cuộc đời. Thanh Thảo có nhiều bài thơ hay viết về mẹ nhưng mỗi bài đều mang một chút khám phá riêng và lần nào cũng vời vợi nỗi nhớ thương da diết. Ở bài thơ Gặp lá cơm nếp là nỗi nhớ, tình yêu mà nhà thơ dành cho mẹ. Bài thơ đã để lại nhiều cảm xúc trong lòng độc giả với việc sử dụng thể thơ năm chữ nhẹ nhàng, dung dị và sâu lắng. Những hình ảnh ẩn dụ: Phải mẹ thổi cơm nếp/ Mà thơm suốt đường con/ Ôi mùi vị quê hương… đã gợi lên trong lòng mỗi người cảm xúc nghẹn ngào. Quê hương, hai tiếng thân thương, nơi ấy có hình bóng mẹ hiền ngày đêm tần tảo sớm hôm lo cho gia đình, con cái. Nhớ hương vị mùi lá nếp thơm luôn dõi theo ta đi suốt cuộc đời, là suối nguồn cho ta tắm mát, là bến đỗ bình yêu để ta neo đậu. Vì vậy, ta cần nâng niu trân trọng tình cảm ấy.