Giữ vững quyền chủ động đánh địch trên chiến trường

Sau chiến thắng Biên giới thu - đông 1950, quân ta liên tiếp mở những chiến dịch tiến công vào phòng tuyến của địch.


Sau chiến thắng Biên giới thu - đông 1950, quân ta liên tiếp mở những chiến dịch tiến công vào phòng tuyến của địch ở chiến trường vùng rừng núi, trung du và đồng bằng, nhằm phá âm mưu đẩy mạnh chiến tranh của Pháp - Mĩ, giữ vững quyền chủ động đánh địch.

* Trên chiến trường trung du và đồng bằng, trong đông - xuân 1950 - 1951, quân ta mở ba chiến dịch:

- Chiến dịch Trung du (Trần Hưng Đạo) đánh địch ở Vĩnh Yên, Phúc Yên;

- Chiến dịch Đường số 18 (Hoàng Hoa Thám) đánh địch trên Đuờng số 18 từ Phả Lại đi Uông Bí;

- Chiến dịch Hà - Nam - Ninh (Quang Trung) đánh địch ở Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình.

=> Kết quả: trong ba chiến dịch, quân ta đã loại khỏi vòng chiến đấu hơn 1 vạn tên địch, tiêu diệt nhiều cứ điểm quan trọng của chúng.

* Kế hoạch Đờ Lát đờ Tát-xi-nhi:

- Từ ngày 9 đến ngày 14 -11 - 1951, Đờ Lát đờ Tát-xi-nhi tập trung 20 tiểu đoàn bộ binh, có pháo binh, cơ giới, máy bay phối hợp đánh chiếm Hòa Bình, nhằm giành lại quyền chủ động đã mất trên chiến trường Bắc Bộ, nối lại “Hành lang Đông - Tây”, chia cắt căn cứ địa Việt Bắc với Liên khu III và Liên khu IV.

- Ngày 10-11, Pháp cho quân nhảy dù xuống Xuân Mai, Chợ Bến (Hoà Bình), hai cánh quân thủy và bộ có máy bay yểm trợ, theo sông Đà và Đường số 6 tiến vào thị xã Hoà Bình.

- Thực dân Pháp tập trung lực lượng đành Hòa Bình, nên chúng phải rút bớt quân ở đồng bằng, đó là cơ hội tốt đế ta đánh địch.

* Về phía ta:

- Ta vừa cho quân bao vây, truy kích tiêu diệt địch trên mặt trận Hoà Bình, vừa đẩy mạnh hoạt động chống phá kế hoạch bình định đồng bằng Bắc Bộ của chúng, thúc đẩy phong trào chiến tranh du kích ở vùng sau lưng địch, buộc chúng phải rút khỏi Hoà Bình, kết thúc chiến dịch vào ngày 23 - 2 - 1952.

- Phương châm “đánh chắc thắng” và phương hướng chiến lược “tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu”, bộ đội ta chuyển hướng tiến công địch trên chiến trường rừng núi, mở chiến dịch đánh địch ở Tây Bắc, nhằm tiêu diệt lực lượng địch, giải phóng đất đai và nhân dân, mở rộng dân cư địa kháng chiến, phát triển chiến tranh du kích.

- Diễn biến:

+ Mở đầu chiến dịch, ngày 14 - 10 - 1952 quân ta tiến công địch ở Nghĩa Lộ; tiếp đó đánh vào Lai Châu, Sơn La và Yên Bái.

+ Sau hơn hai tháng chiến đấu (từ giữa tháng 10 đến cuối tháng 12 - 1952), ta giải phóng toàn tỉnh Nghĩa Lộ, hầu hết tỉnh Sơn La (trừ Na Sàn), bốn huyện thuộc Lai Châu, hai huyện thuộc Yên Bái, với 25 vạn dân, phá âm mưu lập “xứ Thái tự trị” của địch.

+ Đầu năm 1953, Trung ương Đảng và Chính phủ ta cùng với Chính phủ kháng chiến Lào và Mặt trận Ít-xa-la của Lào thỏa thuận mở chiến dịch Thượng Lào, nhằm tiêu diệt lực lượng địch, giải phóng đất đai và nhân dân, mở rộng căn cứ du kích, đẩy mạnh cuộc kháng chiến của nhân dân Lào. Ngày 8 - 4 - 1953, chiến dịch bắt đầu.

=> Kết quả: Sau gần 1 tháng chiến đấu, Liên quân Việt - Lào giải phóng toàn tỉnh Sầm Nưa, một phần tỉnh Xiêng Khoảng và tỉnh Phong Xa-lì với 30 vạn dân. Căn cứ kháng chiến ở Thượng Lào được mở rộng, nối liền với Tây Bắc Việt Nam, tạo thế mới để uy hiếp địch.

Bài giải tiếp theo
Bước vào thu - đông 1950, âm mưu của Pháp và Mĩ ở Đông Dương như thế nào?
Tại sao ta mở chiến dịch Biên giới thu - đông 1950?
Dựa vào lược đồ (Hình 47), trình bày diễn biến chiến dịch Biên giới thu - đông 1950
Sau thất bại trong chiến dịch Biên giới thu - đông 1950, thực dân Pháp và can thiệp Mĩ có âm mưu gì ở Đông Dương?
Nêu những nội dung cơ bản của Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng
Hãy nêu những thành tựu đạt được trong phát triển hậu phương từ sau Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng.
Hãy nêu những thắng lợi về quân sự của ta tiếp sau thắng lợi Biên giới thu - đông 1950
Những sự kiện nào chứng tỏ từ chiến thắng Biên giới thu - đông 1950, cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta chuyển sang giai đoạn phát triển mới?
Lập bảng các niên đại và sự kiện thắng lợi có ý nghĩa chiến lược của quân dân ta trên các mặt trận quân sự, chính trị trong kháng chiến chống Pháp từ thu - đông 1950 đến trước đông - xuân 1953 - 1954


Bài giải liên quan

Bài học liên quan

Từ khóa