Giặt áo trang 24 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Cánh diều
Bài thơ có hai nhân vật là bạn nhỏ và nắng. Mỗi nhân vật được nói đến trong những khổ thơ nào? Tìm những hình ảnh nói lên niềm vui của bạn nhỏ. Khổ thơ 3 tả nắng đẹp như thế nào? Em hiểu câu thơ “Nắng đi suốt ngày / Giờ lo xuống núi” như thế nào? Chọn ý đúng.
Phần I
Bài đọc:
Giặt áo
(Trích)
Tre bùng nắng lên Rộn vườn tiếng sáo Nắng đẹp nhắc em Giặt quần, giặt áo.
Lấy bọt xà phòng Làm đôi găng trăng Nghìn đốm cầu vồng Tây em lấp lánh.
Nắng theo gió bay Trên tre, trên chuối Nắng vẫn đầy trời Vàng sân, vàng lối. |
Sạch sẽ như mới Áo quần lên dây Em yêu ngắm mãi Trắng hồng tay...
Nắng đi suốt ngày Giờ lo xuống núi Nắng vẫn còn đây Áo thơm bên gối. PHẠM HỔ
|
Phần II
Đọc hiểu:
Câu 1: Bài thơ có hai nhân vật là bạn nhỏ và nắng. Mỗi nhân vật được nói đến trong những khổ thơ nào?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ bài thơ để tìm khổ thơ có chứa nhân vật.
Lời giải chi tiết:
- Bạn nhỏ được nhắc đến trong các khổ thơ: 1, 2, 4.
- Nắng được nhắc đến trong các khổ thơ: 1, 3, 5.
Câu 2
Câu 2: Tìm những hình ảnh nói lên niềm vui của bạn nhỏ:
a) Khi làm việc.
b) Khi hoàn thành công việc.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ bài thơ để tim những hình ảnh nói lên niềm vui của bạn nhỏ khi làm việc và khi hoàn thành công việc.
Lời giải chi tiết:
Những hình ảnh nói lên niềm vui của bạn nhỏ:
a) Khi làm việc: Lấy bọt xà phòng làm găng tay, như đốm cầu vồng làm tay em lấp lánh.
b) Khi hoàn thành công việc: Áo quần lên dây/Em yêu ngắm mãi.
Câu 3
Câu 3: Khổ thơ 3 tả nắng đẹp như thế nào?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ khổ thơ 3 để tìm chi tiết miêu tả nắng.
Lời giải chi tiết:
Khổ thơ 3 tả nắng bay theo gió, tràn đầy khắp mọi nơi, trên cây tre, cây chuối, nắng vàng trải trên sân, trên lối đi.
Câu 4
Câu 4: Em hiểu câu thơ “Nắng đi suốt ngày / Giờ lo xuống núi” như thế nào? Chọn ý đúng:
a) Nắng bừng lên.
b) Nắng đầy trời.
c) Nắng đang tắt.
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Chọn đáp án c.
Phần III
Luyện tập:
Câu 1: Tìm thêm ít nhất 3 từ ngữ cho mỗi nhóm dưới đây:
a) Từ ngữ chỉ việc em làm ở nhà: giặt áo,...
b) Từ ngữ chỉ đồ dùng để làm việc: găng,...
c) Từ ngữ chỉ cách làm việc: nhanh nhẹn,...
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
a) Từ ngữ chỉ việc em làm ở nhà: quét nhà, rửa bát, cắm cơm, lau bàn ghế.
b) Từ ngữ chỉ đồ dùng để làm việc: chổi, nước rửa bát, khăn lau.
c) Từ ngữ chỉ cách làm việc: tỉ mỉ, cẩn thận, nghiêm túc, qua loa.
Câu 2
Câu 2: Đặt một câu nói về việc em đã làm ở nhà.
Phương pháp giải:
Em tự liên hệ bản thân và hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
- Hôm nay em dọn dẹp góc học tập của mình.
- Hôm qua, em đã giúp mẹ tưới cây.
- Em cùng ông bà chăm sóc vườn rau.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Giặt áo trang 24 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Cánh diều timdapan.com"