Ôn tập cuối học kì 2 - Tuần 35 - Tiết 6 trang 116

Giải bài tập bài Ôn tập cuối học kì 2 - Tuần 35 - Tiết 6 trang 116 VBT Tiếng Việt 4 tập 2. Bài tập: Dựa vào những chi tiết mà tác giả cung cấp và dựa vào quan sát riêng của mình, em hãy viết một đoạn văn miêu tả hoạt động của chim bồ câu.


Đề bài

Đọc trích đoạn viết về chim bồ câu (Tiếng Việt 4, tập hai, trang 165). Dựa vào những chi tiết mà tác giả cung cấp và dựa vào quan sát riêng của mình, em hãy viết một đoạn văn miêu tả hoạt động của chim bồ câu.

(Gợi ý : Cần chú ý miêu tả những đặc điểm nổi bật của chim bồ câu, đưa thêm ý nghĩ, cảm xúc của mình vào đoạn tả).

Những ngày đẹp trời, buổi sáng bồ câu bay ra từng đàn. Sau một hồi lượn vòng trên không trung trong lành, chúng đậu xuống mặt đất rồi tha thẩn đi đi lại lại với cái đầu cứ lắc lư, lắc lư.

Vì sao bồ câu lắc lư đầu liên tục mà không bị hoa mắt, nhức đầu nhỉ? Thật ra, nếu quan sát kĩ, ta có thể thấy rằng bồ câu chẳng lắc lư chút nào cái đầu bé nhỏ của chúng. Chính vì thân bồ câu to, chân lại ngắn nên khi đi thân mình chúng cứ đảo qua đảo lại, cái cổ ngắn cũng  đung đưa, khiến ta lầm tưởng là đầu bồ câu cũng lắc lư đó thôi.

Theo TRI THỨC BÁCH KHOA CHO TRẺ EM

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Con tìm kiếm các thông tin trong đoạn văn trên cùng những hiểu biết trong thực tế về chim bồ câu để hoàn thành bài văn.

Lời giải chi tiết

Sáng sớmbầu trời trong xanh và hiền hòa, đôi bồ câu tung cánh bay lượn. Lúc thì mải miết bay vút từng không, lúc thì xòe cánh như một chiếc tàu lượn. Chúng chao qua cây trước sân rồi nhẹ nhàng đáp xuống mái nhà. Đôi uyên ương chúc đầu vào nhau, cặp cánh khép lại, cái đuôi xòe ra, khẽ cất tiếng gù êm ái. Một lúc sau, chúng lại cùng nhau đáp xuống sân nhà, thơ thẩn đi đi lại lại. Đôi chân ngắn, lũn chũn dưới một thân hình trònmập trông chúng dễ thương và đáng yêu vô cùng.