Luyện từ và câu - Câu kể Ai thế nào? trang 13, 14

Giải câu 1, 2 bài Luyện từ và câu - Câu kể Ai thế nào? trang 13, 14 VBT Tiếng Việt 4 tập 2. Câu 1: Gạch một gạch dưới chủ ngữ, gạch hai gạch dưới vị ngữ của mỗi câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn sau


I. Nhận xét

1. Gạch dưới những từ ngữ chỉ đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của sự vật trong mỗi câu văn dưới đây. Đặt câu hỏi cho các từ ngữ vừa tìm được.

M : Bên đường, cây cối xanh um.

Nhà cửa thưa thớt dần.

Chúng thật hiền lành.

Anh trẻ và thật khoẻ mạnh.

M : Cây cối thế nào ?

Gợi ý:

Em đọc kĩ lại đoạn văn, tìm những từ ngữ chỉ đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của các sự vật: "cây cối", "nhà cửa", "chúng" (đàn voi), "anh" (người quản tượng)?

Trả lời:

M: Bên đường cây cối xanh um.

 

M: Cây cối thế nào?

Nhà cửa thưa thớt dần.

 

Nhà cửa như thế nào?

Chúng thật hiền lành.

 

Chúng (đàn voi) như thế nào?

Anh trẻ và thật khoẻ mạnh.

 

Anh (anh quản tượng) thế nào?


2. Gạch dưới những từ ngữ chỉ các sự vật được miêu tả trong mỗi câu văn trên. Đặt câu hỏi cho các từ ngữ vừa tìm được.

M : Bên đường, cây cối xanh um.

Nhà cửa thưa thớt dần.

Chúng thật hiền lành

Anh trẻ và thật khoẻ mạnh.

M : Cái gì xanh um ?

Gợi ý:

Em làm theo yêu cầu của bài tập.

Trả lời:

M: Bên đường, cây cối xanh um.

 

M: Cái gì xanh um?

Nhà cửa thưa thớt dần.

 

Cái gì thưa thớt dần?

Chúng thật hiền lành.

 

Những con gì thật hiền lành?

Anh trẻ và thật khoẻ mạnh.

 

Ai trẻ và thật khoẻ mạnh?

 


II. Luyện tập

1. Gạch một gạch dưới chủ ngữ, gạch hai gạch dưới vị ngữ của mỗi câu kể Ai thế nào ? trong đoạn văn sau :

Rồi những người con cũng lớn lên và lần lượt lên đường. Căn nhà trống vắng. Những đêm không ngủ, mẹ lại nghĩ về họ. Anh Khoa hồn nhiên, xởi lởi. Anh Đức lầm lì, ít nói. Còn anh Tịnh thì đĩnh đạc, chu đáo.

Gợi ý:

- Tìm câu kể Ai thế nào?

Câu kể Ai thế nào? gồm hai bộ phận:

+ Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi: Ai (cái gì, con gì)?

+ Vị ngữ trả lời cho câu hỏi: Thế nào?

- Xác định chủ ngữ và vị ngữ của những câu kể vừa tìm được:

+ Phân tích cấu tạo câu, chủ ngữ trả lời cho câu hỏi: Ai (cái gì, con gì)?

+ Phân tích cấu tao câu, vị ngữ trả lời cho câu hỏi: Thế nào?

 Trả lời:

Gạch một gạch dưới chủ ngữ, gạch hai gạch dưới vị ngữ của câu kể Ai thế nào ? trong đoạn văn sau :

Rồi những người con (CN) cũng lớn lên và lần lượt lên đường (VN). Căn nhà (CN) trống vắng (VN). Những đêm không ngủ, mẹ (CN) lại nghĩ về họ (VN). Anh Khoa (CN) hồn nhiên, xởi lởi (VN). Anh Đức (CN) lầm lì, ít nói (VN). Còn anh Tịnh (CN) thì đĩnh đạc, chu đáo (VN).

 

2. Kể về các bạn trong tổ em, trong lời kể có sử dụng một số câu kể Ai thế nào ?

Gợi ý:

Em kể về tính cách, đặc điểm của các bạn bằng các câu kể theo dạng Ai thế nào?

Trả lời:

Lớp em có 4 tổ, mỗi tổ có 6 bạn. Em thuộc về tổ 4. Tổ em có 3 nam, 3 nữ. Bạn Hạnh học rất giỏi nhưng có mái tóc quăn tự nhiên nên chúng em thường gọi là ‘‘Hạnh Xù". Bạn Hương dáng người nhỏ thô nhưng rất nhanh nhẹn. Bạn bè trong lớp gọi là ‘‘Hương còi". Bạn Tuấn cao lớn nhất lớp, là một chân sút cừ khôi của đội bóng lớp. Bạn Thịnh học toán giỏi nhất lớp, ai cũng phải nể phục. Bạn Hà tổ trưởng hát rất hay, kể chuyện rất duyên dáng. Tổ chúng em ai cũng vui vẻ, hòa đồng, lại là tổ có phong trào thi đua và học tập tốt nhất trong lớp. Em rất tự hào về tổ mình.

Bài giải tiếp theo
Luyện từ và câu - Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào? trang 15, 16, 17
Tập làm văn - Cấu tạo bài văn miêu tả cây cối trang 17, 18

Video liên quan