Giải VBT ngữ văn 9 bài Ôn tập về thơ

Giải câu hỏi 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 40 VBT Ngữ văn 9 tập 2.


Câu 1

Câu 1 (trang 49 VBT Ngữ văn 9, tập 2):

 Lập bảng thống kê các tác phẩm thơ hiện đại đă học trong sách Ngữ văn 9 (cả hai tập) theo mẫu dưới đây:

Lời giải chi tiết:



Câu 2

Câu 2 (trang 52 VBT Ngữ văn 9, tập 2):

Ghi lại tên bài thơ theo từng giai đoạn.

Lời giải chi tiết:

- 1945 – 1954: Đồng chí.

- 1955 – 1964: Đoàn thuyền đánh cá, Bếp lửa, Con cò.

- 1965 – 1975: Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.

- Sau 1975: Ánh trăng, Mùa xuân nho nhỏ, Viếng lăng Bác, Nói với con, Sang thu.

- Các tác phẩm thơ kể trên đã tái hiện cuộc sống đất nước và hình ảnh con người Việt Nam cùng với những tình cảm gần gũi và bền chặt của con người.


Câu 3

Câu 3 (trang 52 VBT Ngữ văn 9, tập 2):

Nhận xét về những điểm chung và nét riêng trong nội dung và cách biểu hiện của tình cảm mẹ con trong các bài thơ: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Con cò, Mây và sóng.

Lời giải chi tiết:

- Điểm chung: ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.

- Điểm riêng:

Khúc hát ru...: Thống nhất yêu con với chí cách mạng của bà mẹ dân tộc.

Con cò: Khai thác từ hình tượng con cò trong ca dao hát ru để ca ngợi tình mẹ.

Mây và sóng (Ta-go): hoá thân vào lời trò chuyện hồn nhiên ngây thơ của em bé với mẹ, lấy hình ảnh thiên nhiên giàu ý biểu tượng.


Câu 4

Câu 4 (trang 53 VBT Ngữ văn 9, tập 2):

Nhận xét về hình ảnh người lính và tình đồng đội của họ trong các bài thơ: Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Ánh trăng.

Lời giải chi tiết:

Hình ảnh người lính và tình đồng đội:

   - Đồng chí: người lính cách mạng đầu kháng chiến chống Pháp, xuất thân nông dân, chung chí hướng với tình đồng đội cao đẹp vượt qua gian khó.

   - Bài thơ về tiểu đội xe không kính: người lính lái xe, thế hệ trẻ thời chống Mĩ, dũng cảm, lạc quan, đầy ý chí.

   - Ánh trăng: người lính đã đi qua cuộc chiến khốc liệt, từng gắn bó với thiên nhiên, gợi lại kỉ niệm để nhắc nhở đạo lí sống tình nghĩa, thủy chung.


Câu 5

Câu 5 (trang 53 VBT Ngữ văn 9, tập 2):

Nhận xét về bút pháp xây dựng hình ảnh thơ trong các bài: Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận), Ánh trăng (Nguyễn Duy), Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải), Con cò (Chế Lan Viên).

Lời giải chi tiết:

So sánh bút pháp sáng tạo hình ảnh thơ:

+ Bài Đoàn thuyền đánh cá chủ yếu dùng bút pháp tượng trưng phóng đại.

Ánh trăng chủ yếu dùng bút pháp gợi tả không đi vào chi tiết mà hướng tới ý nghĩa khái quát và biểu tượng.

Mùa xuân nho nhỏ: Sử dụng hình tượng thơ đẹp, giàu hình ảnh, nhạc điệu, bộc lộ cái “tôi”.

Con cò: bút pháp tượng trưng chủ yếu, vận dụng lời ru và hình ảnh con cò ca dao.


Câu 6

Câu 6 (trang 54 VBT Ngữ văn 9, tập 2):

Phân tích một khổ thơ mà em thích trong các bài thơ đã học. 

Lời giải chi tiết:

Phân tích khổ cuối bài thơ "Ánh trăng":

      Trong bài thơ "Ánh trăng” của Nguyễn Duy, hình ảnh vầng trăng mang nhiều ý nghĩa trừu tượng, trước hết vầng trăng là hình ảnh của thiên nhiên, hồn nhiên tươi mát, là người bạn suốt thời nhỏ tuổi rồi thời chiến tranh ở rừng với con người, không chỉ vậy, vầng trăng còn là biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, vẻ đẹp bình dị, vĩnh hằng của đời sống. Ở khổ cuối, ánh trăng tượng trưng cho quá khứ nguyên vẹn chẳng thể phai mờ, là người bạn, nhân chứng nghĩa tình mà nghiêm khắc nhắc nhở nhà thơ và mỗi chúng ta: con người có thể vô tình, có thể lãng quên, nhưng thiên nhiên nghĩa tình, quá khứ thì luôn tràn đầy, bất diệt. Với ý nghĩa như vậy nên ta hiểu được chủ đề của bài thơ, ánh trăng chính là tiếng lòng, là những suy nghĩ thấm thía, nhắc nhở ta về thái độ sống và những năm tháng quá khứ gian lao, tình nghĩa với thiên nhiên, đất nước bình dị, hồn hậu, bài thơ cũng nhắc nhở, củng cố người đọc thái độ sống ”uống nước nhớ nguồn”, thủy chung với quá khứ đặc biệt là quá khứ gian lao, tốt đẹp.

Bài giải tiếp theo
Giải VBT ngữ văn 9 bài Nghĩa tường minh và hàm ý (tiếp theo)

Video liên quan