Giải VBT Ngữ văn 8 bài Từ tượng hình, từ tượng thanh

Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6 bài Từ tượng hình, từ tượng thanh trang 38 VBT ngữ văn 8 tập 1.


Câu 1

Câu 1 (trang 38 VBT Ngữ văn 8, tập 1):

Tìm từ tượng hình, tượng thanh trong những câu sau.

- Thằng Dần vục đầu vừa thổi vừa húp soàn soạt. Chị Dậu rón rén bưng một bát lớn đến chỗ chồng nằm.

- Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu.

- Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy bào cạnh anh Dậu.

- Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.

Phương pháp giải:

Em hãy nhớ lại khái niệm từ tượng hình, từ tượng thanh. Tìm các từ đó và điền kết quả vào bảng.

Lời giải chi tiết:

Từ tượng hình và tượng thanh trong những câu trích trong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố:

- Từ tượng thanh: Soàn soạt, bịch, bốp, nham nhảm.

- Từ tượng hình: Rón rén, lẻo khẻo, chỏng quèo.


Câu 2

Câu 2 (trang 38 VBT Ngữ văn 8, tập 1):

Tìm ít nhất năm từ tượng hình gợi tả dáng đi của người.

Phương pháp giải:

Theo gợi ý (đi lò dò, em có thể tìm những từ khác gợi tả dáng đi. Sau đó đặt câu với từ đó.

Lời giải chi tiết:

- Năm từ tượng hình gợi tả dáng đi:

+ Lù đù: Con chó Pug nhà em bốn chân ngắn cũn nên trông anh ta bước đi lù đù hay đáo để!

+ Hùng hục: Nó chạy hùng hục như bị ma đuổi!

+ Thoăn thoắt: Ông em tuổi đã cao nhưng vẫn rất khỏe mạnh, ông bước những bước đi nhanh thoăn thoắt.

+ Lom khom: Bà cụ đang lom khom bước từng bước nhỏ bên cây gậy.

+ Rón rén: Nó đi rón rén nhẹ nhàng như thể ăn trộm.


Câu 3

Câu 3 (trang 39 VBT Ngữ văn 8, tập 1):

Phân biệt ý nghĩa của các từ tượng thanh tả tiếng cười: cười ha hả, cười hì hì, cười hô hố, cười hơ hớ.

Phương pháp giải:

Em hãy chú ý xem khi nào thì người cười phát ra các âm thanh như từ tượng thanh mô phỏng. Chẳng hạn: cười hì hì thì người cười không há miệng to, âm thanh tiếng cười phát ra đằng mũi, không vang, thường là tiếng cười hiền lành.

Lời giải chi tiết:

Phân biệt ý nghĩa tượng thanh tả tiếng cười:

- Ha hả: cười thành tiếng rất to, rất sảng khoái.

- Hì hì: cười tiếng nhỏ có ý giữ thái độ.

- Hô hố: cười to, có vẻ thô lỗ.

- Hơ hớ: cười thoải mái vui vẻ, không che đậy, giữ gìn. 


Câu 4

Câu 4 (trang 39 VBT Ngữ văn 8, tập 1):

Đặt câu với các từ tượng hình, tượng thanh sau: lắc rắc, lã chã, lấm tấm, khúc khuỷu, lập lòe, tích tắc, lộp bộp, lạch bạch, ồm ồm, ào ào.

Phương pháp giải:

Câu hỏi không khó. Nếu em tìm được các câu thơ để minh họa thì càng hay. Ví dụ từ khúc khuỷu: Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm (Quang Dũng); lấm tấm: đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng (Hàn Mặc Tử).

Lời giải chi tiết:

Đặt câu với các từ tượng hình:

- Lắc rắc: Trời hôm nay mưa lắc rắc suốt ngày.

- Lã chã: Lão Hạc thương con Vàng khóc hu hu, nước mắt lã chã rơi.

- Lấm tấm: Cô giáo mặc áo dài lấm tấm hoa.

- Khúc khuỷu: Đoạn đường vào nhà bạn tôi quanh co, khúc khuỷu.


Câu 5

Câu 5 (trang 40 VBT Ngữ văn 8, tập 1):

Sưu tầm một bài thơ có sử dụng các từ tượng hình, tượng thanh mà em cho là hay.

Phương pháp giải:

Câu hỏi không khó lắm. Nhưng khó ở chỗ em phải lí giải vì sao em cho là hay. Hãy tìm trong sách hoặc đọc trong báo, sách tham khảo. Ghi lại bài thơ và viết ngắn gọn về cái hay của từ tượng hình, từ tượng thanh trong bài.

Lời giải chi tiết:

Vụt qua mặt trận,
Ðạn bay vèo vèo,
Thư đề “Thượng khẩn”,
Sợ chi hiểm nghèo!

Ðường quê vắng vẻ,
Lúa trổ đòng đòng,
Ca-lô chú bé,
Nhấp nhô trên đồng...


Câu 6

Câu 6 (trang 40 VBT Ngữ văn 8, tập 1):

Tìm các từ tượng hình trong đoạn thơ sau. Chỉ ra cái hay của việc sử dụng các từ đó.

Chú bé loắt choắt,
Cái xắc xinh xinh,
Cái chân thoăn thoắt,
Cái đầu nghênh nghênh,

Ca-lô đội lệch,
Mồm huýt sáo vang,
Như con chim chích,
Nhảy trên đường vàng...

Lời giải chi tiết:

- Các từ tượng hình: loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh,

- Cái hay: các từ tượng hình làm cho câu thơ trở nên gợi hình, gợi cảm và giàu giá trị biểu đạt hơn. Bên cạnh đó, những từ ngữ tượng hình cũng có tác dụng nhấn mạnh vẻ đẹp nhanh nhẹn, đáng yêu, hồn nhiên của chú bé Lượm trên đường đi giao liên.

Bài giải tiếp theo
Giải VBT Ngữ văn 8 bài Liên kết các đoạn văn trong văn bản

Video liên quan