Giải VBT ngữ văn 8 bài Quê hương

Giải câu hỏi 1, 2, 3, 4, 5, 6 Quê hương trang 15 VBT Ngữ văn 8 tập 2.


Câu 1

Câu 1 (trang 15 VBT Ngữ văn 8, tập 2):

Căn cứ vào sự biến đổi hình ảnh và mạch cảm xúc của chủ thể trữ tình, em hãy nêu bố cục bài thơ và nội dung chính của mỗi phần.


Lời giải chi tiết:

Bài thơ chia làm 3 phần:

Phần 1 (hai câu thơ đầu): giới thiệu về làng chài- quê tác giả.

Phần 2 (khổ thơ 2): Cảnh ra khơi của người dân làng chài tươi vui, lãng mạn.

Phần 3 (khổ thơ 3):Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về.

Phần 4 (khổ cuối) Nỗi nhớ quê hương của tác giả


Câu 2

Câu 2 (trang 15 VBT Ngữ văn 8, tập 2):

Phân tích cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá (từ câu 3 đến câu 8).


Lời giải chi tiết:

     Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi là một bức tranh đẹp, khỏe khoắn vừa tả thực vừa tượng trưng. Giữa bức tranh cảnh buổi sớm mai đẹp trời, trong lành hình ảnh của những chàng trai khỏe khoắn, tràn đầy sức sống hiện lên như một điểm nhấn trung tâm. Hình ảnh đoàn thuyền như con tuấn mã với những động thái mạnh mẽ “hăng, phăng, vượt” diễn tả sức mạnh mang màu sắc huyền thoại, cổ tích của người dân lao động. Cánh buồm “rướn thân trắng” như mảnh hồn làng là ẩn dụ biểu trưng cho hồn cốt, thần thái của người dân miền biển mang tầm vóc, ý nghĩa lớn lao.


Câu 3

Câu 3 (trang 16 VBT Ngữ văn 8, tập 2):

Phân tích cảnh đoàn thuyền trở về bến (từ câu 9 đến câu 16). Hình ảnh người dân chài và cuộc sống làng chài trong cảnh này có nét gì nổi bật.


Lời giải chi tiết:

    Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về bến được miêu tả trong không khí tươi vui, vẻ vang. Không khí đón ghe về: tấp nập, ồn ào, đông vui. Hình ảnh người dân chài: làn da ngăm dám nắng, thân hình nồng thở vị xa xăm là vẻ đẹp rắn chắc, khỏe khoắn mang phong vị người dân miền biển. Hình ảnh con thuyền: im, mỏi trở về nằm / chất muối thấm dần thớ vỏ mang đậm phong vị cuộc sống biết mệt mỏi sau những giây phút lao động nhọc nhằn Cảnh tượng tươi vui, hào hứng của đoàn thuyền khi trở về được cảm nhận bằng hồn thơ tinh tế có tình cảm sâu lắng, am hiểu tường tận cuộc sống lao động vất vả đầy thi vị.


Câu 4

Câu 4 (trang 16 VBT Ngữ văn 8, tập 2):

Phân tích các câu thơ sau:

- Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…

- Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.

Lối nói ẩn dụ và biện pháp so sánh ở những câu này có hiệu quả nghệ thuật  như thế nào?


Lời giải chi tiết:

“Cánh buồm gương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…”

 + Cánh buồm “giương to” khi gặp gió lớn

 + Nghệ thuật so sánh ẩn dụ: Cánh buồm - một hình ảnh cụ thể được so sánh với hình ảnh trừu tượng “mảnh hồn làng”, cũng như tinh thần phóng khoáng, kiên cường của người dân miền biển chính là linh hồn của làng quê.

 “Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng.

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.”

 + Hình ảnh người dân làng chài: “Làn da ngăm rám nắng” làn da khỏe khoắn nhuộm nắng gió, mặn mòi của biển. Thân hình “nồng thở vị xa xăm”. “Vị xa xăm ấy” là vị của biển khơi, vị của gió trời. Hình ảnh người dân chài hiện lên khỏe khoắn, mạnh mẽ như một tượng đài của quê hương.

⇒ Lối nói so sánh và biện pháp ẩn dụ khiến hình ảnh con thuyền trở nên có hồn, hình ảnh người dân chài trở nên sinh động, lãng mạn hơn.


Câu 5

Câu 5 (trang 17 VBT Ngữ văn 8, tập 2):

Hãy nhận xét về tính cảm của tác giả đối với cảnh vật, cuộc sống và con người quê hương ông.

Phương pháp giải:

 

 

Lời giải chi tiết:

- Trên đây là những hình ảnh sâu đậm, rõ nét nhất được tái hiện từ kí ức. Đến bốn câu thơ cuối, nhà thơ đã giãi bày trực tiếp tình cảm của mình với quê hương:

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ.

- Trong nỗi nhớ lại thấp thoáng màu nước xanh, cát bạc, cánh buồm… và hẳn không thể thiếu con thuyền “rẽ sóng chạy ra khơi”. Có thể thấy những hình ảnh ấy cứ trở đi trở lại, day dứt mãi trong tâm trí nhà thơ để rồi cuối cùng lại làm bật lên cảm xúc:

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!

- Câu thơ được viết thật giản dị nhưng cũng thật gợi cảm, đủ nôn nao lòng người. Bởi nó có sức nặng ngay từ nỗi nhớ da diết và chân thành của tác giả đối với quê hương.


Câu 6

Câu 6 (trang 17 VBT Ngữ văn 8, tập 2):

Bài thơ có những đặc sắc nghệ thuật gì nổi bật?


Lời giải chi tiết:

- Giọng thơ mộc mạc, giản dị, ngôn ngữ giàu giá trị biểu cảm.

- Hình ảnh so sánh giàu hình ảnh, có giá trị biểu cảm cao, phép nhân hóa.

- Phép ẩn dụ, đảo trật tự từ trong câu.

- Hàng loạt động từ mạnh, tính từ, phép liệt kê.

- Sử dụng phương pháp biểu đạt tự sự đan xen miêu tả và biểu cảm.

Bài giải tiếp theo
Giải VBT ngữ văn 8 bài Khi con tu hú
Giải VBT ngữ văn 8 bài Câu nghi vấn (tiếp theo)
Giải VBT ngữ văn 8 bài Thuyết minh về một phương pháp (cách làm)

Video liên quan