Giải VBT ngữ văn 8 bài Chiếu dời đô

Giải câu hỏi 1, 2, 3, 4 Chiếu dời đô trang 49 VBT Ngữ văn 8 tập 2.


Câu 1

Câu 1 (trang 49 VBT Ngữ văn 8, tập 2):

Mở đầu Chiếu dời đô, Lí Công Uẩn viện dẫn sử sách Trung Quốc nói về việc các vua đời xưa bên Trung Quốc cũng từng có những cuộc dời đô. Sự viện dẫn đó nhằm mục đích gì?

Lời giải chi tiết:

- Các triều đại lớn trước đó dời đô nhằm mục đích mưu toan nghiệp lớn, xây dựng vương triều thịnh vượng, mở tương lai lâu bền cho thế hệ sau. Kết quả các cuộc dời đô mang lại sự bền vững, hưng thịnh cho quốc gia.

=> Lý Thái Tổ dẫn ra dẫn chứng cụ thể về triều đại Thương Chu để làm cứ liệu khẳng định việc ông dời đô là điều tất yếu hợp đạo lý, làm cơ sở để đưa ra ý kiến dời đô của mình.


Câu 2

Câu 2 (trang 50 VBT Ngữ văn 8, tập 2):

Nên đánh giá nhận xét của Lí Thái Tổ về việc hai triều Đinh, Tiền Lê vẫn tiếp tục đóng đô ở Hoa Lư như thế nào cho thỏa đáng?

Lời giải chi tiết:

a. Chủ yếu cần xem đây là một cách để khẳng định mạnh mẽ dời đô là một việc hệ trọng, cần thiết. Để thuyết phục thì cần chỉ ra chỗ hạn chế của những người tiềm nhiệm chưa làm được.

b. Hai triều Đinh, Lê chưa tiến hành dời đô được chủ yếu vì là: thế và lực chưa đủ mạnh, còn phải dựa vào địa thế núi rừng hiểm trở.


Câu 3

Câu 3 (trang 50 VBT Ngữ văn 8, tập 2):

Theo tác giả, địa thế thành Đại La có những thuận lợi gì để có thể chọn làm nơi đóng đô?

Lời giải chi tiết:

- Theo Lý Công Uẩn, những thuận lợi của thành Đại La:

    + Từng là kinh đô cũ của Cao Vương.

    + Địa hình: rộng rãi, bằng phẳng, cao ráo, thoáng đãng, không bị lụt, muôn vật phong phú.

    + Chính trị, văn hóa: chốn hội tụ bốn phương trời, mảnh đất muôn vật tốt tươi.

    + Vị trí: trung tâm trời đất, thế rồng cuộn hổ ngồi.

=> Thành Đại La hội tụ đủ những ưu thế vượt trội của vùng đất xứng đáng kinh đô của đất nước.


Câu 4

Câu 4 (trang 51 VBT Ngữ văn 8, tập 2):

Hãy chỉ ra yếu tố biểu cảm trong bài chiếu. Điều đó có ý nghĩa như thế nào và nói lên điều gì?

Lời giải chi tiết:

a. Những yếu tố biểu cảm có thể tìm thấy trong bài chiếu: Các từ ngữ biểu cảm được tác giả sử dụng (trẫm đau xót, trẫm muốn,..), các câu hỏi tu từ (Các khanh nghĩ sao?),...

b. Tác dụng của các yếu tố biểu cảm: Tạo sự gần gũi, đồng cảm trong cách thuyết phục.

c. Ý nghĩa của sự xuất hiện các yếu tố biểu cảm: Thuyết phục quần thần cả về mặt lí lẽ và tình cảm.

Bài giải tiếp theo
Giải VBT ngữ văn 8 bài Câu phủ định
Giải VBT ngữ văn 8 bài Chương trình địa phương (phần văn)

Video liên quan