Mục lý thuyết (Phần học theo SGK) - Trang 6
Giải trang 6 VBT hoá 8 - Mục lý thuyết (Phần học theo SGK) với lời giải chi tiết các câu hỏi và lý thuyết trong bài 2
I. Chất có ở đâu?
- Chất có ở khắp nơi, ở đâu có vật thể là ở đó có chất. Mỗi chất có những tính chất vật lí và hóa học nhất định.
- Vật thể tự nhiên: thân cây mía, khí quyển, nước biển, đá vôi...
- Vật thể nhân tạo: cốc thủy tinh, chậu nhựa, ấm đun nước....
II. Tính chất của chất
- Tính chất vật lí: là trạng thái (rắn, lỏng, khí), màu, mùi, vị, tính tan, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, tính dẫn điện, dẫn nhiệt...
- Tính chất hóa học: là khả năng biến đổi hình thành chất khác, khả năng phân hủy, tính cháy....
- Làm thể nào để biết được tính chất của chất?
Dựa vào quan sát, dùng dụng cụ đo, làm thí nghiệm
Hiểu biết tính chất của chất có lợi gì?
- Nắm được những tính chất của chất để nhận biết được chất, biết cách sử dụng chất, biết ứng dụng chất thích hợp trong đời sống và sản xuất
III. Chất kết tinh
1. Hỗn hợp là: các chất trộn lẫn với nhau
2. Chất kết tinh
- Nước cất là: chất tinh khiết, còn nước tự nhiên như nước khoáng, nước biển, sông, hồ.... là hỗn hợp
- Chỉ có nước tinh khiết mới có tonc = 0oC, tos = 100oC , D= 1g/cm3
- Chỉ có những chất tinh khiết mới có những tính chất nhất định
3. Tách chất ra khỏi hỗn hợp
Dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lí , ta sẽ có phương pháp thích hợp để tách riêng một chất ra khỏi hỗn hợp.
Thí dụ: Dựa vào nhiệt độ sôi khác nhau ta có thể tách riêng được một chất ra khỏi hỗn hợp bằng cách chưng cất
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Mục lý thuyết (Phần học theo SGK) - Trang 6 timdapan.com"