Mục kiến thức cần nhớ (Phần học theo SGK) - Trang 55

Giải trang 55 VBT hoá 8 - Mục kiến thức cần nhớ (Phần học theo SGK) với lời giải chi tiết các câu hỏi và lý thuyết trong bài 17


I. LÝ THUYẾT CẦN NHỚ

1. Ta nói là hiện tượng hóa học khi có sự biến đổi từ chất này thành chất khác.

Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác.

Có gì thay đổi trong phản ứng hóa học

Trong phản ứng hóa học chỉ diễn ra sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử làm cho phân tử biến đổi, kết quả là chất biến đổi. Còn số nguyên tử mỗi nguyên tố giữ nguyên trước và sau phản ứng.

Dựa vào định luật bảo toàn khối lượng tính được khối lượng của một chất khi biết khối lượng của các chất khác nhau trong phản ứng.

2. Phương trình hóa học gồm những công  thức hóa học của các chất trong phản ứng với hệ số thích hợp sao cho số nguyên tử mỗi nguyên tố ở hai bên đều bằng nhau.

Để lập phương trình hóa học, ta phải cân bằng hệ số nguyên tử của mỗi nguyên tố (và nhóm nguyên tử, nếu có).

Thí dụ: Lập phương trình hóa học của phản ứng có sơ đồ sau:

Al + HCl \( \to\) AlCl3 + H2

Làm chẵn số nguyên tử H ở bên trái

Al + 2HCl \( \to\) AlCl3 + H2

Bắt đầu cân bằng số nguyên tử Cl. Bội số chung nhỏ nhất của 2 và 3 là 6. Do đó:

Al + 6HCl \( \to\) 2AlCl3 + H2

Tiếp đến là cân bằng số nguyên tử Al và H. Tìm hệ số thích hợp

2Al + 6HCl \( \to\) 2AlCl3 + 3H2

Phương trình hóa học là: 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

Từ phương trình hóa học rút ra được tỉ lệ số nguyên tử và phân tử giữa các chất trong phản ứng

Bài giải tiếp theo
Câu 1 phần bài tập học theo SGK – Trang 55 Vở bài tập hoá 8
Câu 2 phần bài tập học theo SGK – Trang 56 Vở bài tập hoá 8
Câu 3 phần bài tập học theo SGK – Trang 56 Vở bài tập hoá 8
Câu 4 phần bài tập học theo SGK – Trang 56 Vở bài tập hoá 8
Câu 5 phần bài tập học theo SGK – Trang 56 Vở bài tập hoá 8
Câu 17.2, 17.4 phần bài tập trong sách bài tập – Trang 57 Vở bài tập hoá 8
Câu 17.8, 17.9 phần bài tập trong sách bài tập – Trang 57 Vở bài tập hoá 8