Mục II,III - Phần A - Trang 32 Vở bài tập Vật lí 9

Giải trang 32 VBT vật lí 9 Mục II - Các điện trở thường dùng trong kĩ thuật, Mục III - Vận dụng (Phần A - Học theo SGK) với lời giải chi tiết các câu hỏi và lý thuyết trong bài 10


C7 - C8

II - CÁC ĐIỆN TRỞ THƯỜNG DÙNG TRONG KĨ THUẬT

C7. Lớp than hay lớp kim loại mỏng có điện trở lớn vì tiết diện S của chúng có thể rất nhỏ. 

C8. 

+ Điện trở ở hình 10.4a SGK có giá trị là: 680 kΩ

+ Điện trở ở hình 10.4b SGK: 27.102 Ω

Vòng màu 1 chỉ giá trị của điện trở là: \(20\)

Vòng màu 2 chỉ giá trị của điện trở là: \(7\)

Vòng màu 3 chỉ giá trị của điện trở là: \(10^2\)

Vòng màu 4 chỉ giá trị của điện trở là: sai số \(1\%\)

Giá trị tổng cộng của điện trở là: \(2700 Ω\)


C9.

III - VẬN DỤNG

C9. 

Giá trị của các điện trở kĩ thuật cùng loại có trong bộ dụng cụ thí nghiệm:

\(R = 45 × 10^2 Ω = 4,5 kΩ\)

Bởi vì vàng tương ứng với 4, xanh lục tương ứng với 5, và đỏ tương ứng với giá trị số mũ 2. Vòng màu cuối cho biết sai số của điện trở có thể trong phạm vi 5% ứng với màu kim loại vàng.


C10.

Số vòng dây của biến trở được tính như sau:

Ta có: Tiết diện của dây dẫn: \(S = 0,5 mm^2 = 0,5.10-6 m^2\)

Tra bảng 1, SGK, tr26 ta tìm được dây nicrom có điện trở suất: \(ρ = 1,10.10^{-6} Ωm\)

Chiều dài của dây hợp kim: \(R = \displaystyle{{\rho l} \over S} \Rightarrow l = \displaystyle{{RS} \over \rho } = {{20.0,{{5.10}^{ - 6}}} \over {1,{{1.10}^{ - 6}}}} = 9,09m\)

Chu vi của đường tròn đường kính 2cm: \(C = 2\pi r = \pi d = 3,14.0,02 = 0,0628m\)

Số vòng dây của biến trở: \(N = \displaystyle{l \over C} = {{9,09} \over {0,0628}} \approx 145\) vòng

 



Từ khóa phổ biến