Mục II, III - Phần A - Trang 164,165 Vở bài tập Vật lí 9

Giải trang 164,165 VBT vật lí 9 Mục II - Các dạng năng lượng và sự chuyển hóa giữa chúng, mục III - Vận dụng (Phần A - Học theo SGK) với lời giải chi tiết các câu hỏi và lý thuyết trong bài 59


Đề bài

II - CÁC DẠNG NĂNG LƯỢNG VÀ SỰ CHUYỂN HOÁ GIỮA CHÚNG


C3.

Thiết bị A:

      Trong bộ phận (1) cơ năng chuyển thành điện năng.

      Trong bộ phận (2) điện năng chuyển thành nhiệt năng, quang năng.

Thiết bị B:

      Trong bộ phận (1) điện năng chuyển thành cơ năng.

      Trong bộ phận (2) động năng chuyển thành động năng.

Thiết bị C:

      Trong bộ phận (1) hoá năng chuyển thành nhiệt năng.

      Trong bộ phận (2) nhiệt năng chuyển thành cơ năng.

Thiết bị D:

      Trong bộ phận (1) hoá năng chuyển thành điện năng.

      Trong bộ phận (2) điện năng chuyển thành nhiệt năng.

Thiết bị E:

      Trong bộ phận (1) quang năng chuyển thành nhiệt năng, quang năng.

      Trong bộ phận (2) quang năng chuyển thành nhiệt năng.


C4.

Dạng năng lượng ban đầu

Dạng năng lượng cuối cùng mà ta

nhận biết được

Hóa năng

 Thành cơ năng, trong thiết bị C.

 Thành nhiệt năng, trong thiết bị D.

Quang năng

 Thành nhiệt năng, trong thiết bị E. 

Điện năng

Thành cơ năng, trong thiết bị B. 


Kết luận 2

Con người có thể nhận biết được các dạng năng lượng như hoá năng, quang năng, điện năng khi chúng được biến đổi thành cơ năng hay nhiệt năng.

Nói chung, mọi quá trình biến đổi trong tự nhiên đều có kèm theo sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác.

III - VẬN DỤNG


C5.

Nhiệt lượng mà nước nhận được làm cho nó nóng lên được tính theo công thức:

Q = cm(t2 – t1) = 4 200.2.(80 – 20) = 504000J.

Nhiệt lượng này do dòng điện tạo ra và truyền cho nước, vậy có thể nói rằng, dòng điện có năng lượng, gọi là điện năng. Chính điện năng này đã chuyển hóa thành nhiệt năng làm nước nóng lên. Áp dụng định luật bảo toàn năng lượng cho các hiện tượng nhiệt và điện, ta có thể nói phần điện năng mà dòng điện đã truyền cho nước là 504000J.