Mục lý thuyết (Phần học theo SGK) - Trang 154

Giải trang 154 VBT hoá 8 - Mục lý thuyết (Phần học theo SGK) với lời giải chi tiết các câu hỏi và lý thuyết trong bài 41


I – Chất tan và chất không tan

1. Thí nghiệm về tính tan của chất

TN1: Quan sát: Trên tấm kính không để lại dấu vết

Vậy canxi cacbonat không tan trong nước

TN2: Quan sát: Trên tấm kính có vết mờ

Vậy natri clorua tan được trong nước

Nhận xét: Ta thấy có chất tan, có chất không tan trong nước. Có chất tan nhiều và có chất tan ít trong nước

2. Tính tan trong nước của một số axit, bazơ, muối

- Axit: hầu hết axit tan được trong nước, trừ axit silixic (H2SiO3)

- Bazơ: phần lớn các bazơ không tan trong nước, trừ một số như KOH, NaOH, Ba(OH)2 còn Ca(OH)2 ít tan

- Muối: +) Muối natri, kali đều tan

            +) Muối nitrat đều tan

            +) Phần lớn muối clorua, sunfat tan được. Nhưng phần lớn muối cacbonat không tan

II. Độ tan của một chất trong nước

1. Định nghĩa: độ tan (kí hiệu S) của một chất trong nước là: số gam chất đó hòa tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở một nhiệt độ xác định

Thí dụ: ở 250C độ tan của đường là 204 g, của NaCl là 36 g, của AgNO3 là 222 g

2. Những yếu tố ảnh hưởng đến độ tan

a) Độ tan của chất rắn trong nước phụ thuộc vào nhiệt độ. Trong nhiều trường hợp, khi tăng nhiệt độ thì độ tan tăng theo. Trong một số ít trường hợp, khi tăng nhiệt độ thì độ tan lại giảm.

b) Độ tan của chất khí phụ thuộc vào nhiệt độ và áp suất. Độ tan của chất khí trong nước sẽ tăng, nếu ta giảm nhiệt độ và tăng áp suất.